PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 4)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 3)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 300) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 300. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 300 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
…
Kế hoạch kiểm toán (hướng dẫn đoạn 09 của Chuẩn mực số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Kế hoạch kiểm toán được lập chi tiết hơn so với chiến lược kiểm toán tổng thể, bao gồm nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán sẽ được các thành viên của nhóm kiểm toán thực hiện. Việc lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán.
Ví dụ, lập kế hoạch cho các thủ tục đánh giá rủi ro được thực hiện khi bắt đầu cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, lập kế hoạch cho nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán cụ thể tiếp theo lại phụ thuộc vào kết quả của thủ tục đánh giá rủi ro.
Ngoài ra, kiểm toán viên có thể bắt đầu thực hiện một số thủ tục kiểm toán cho một số giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh trước khi lập kế hoạch cho tất cả các thủ tục kiểm toán còn lại.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Thay đổi kế hoạch đã lập trong quá trình kiểm toán (hướng dẫn đoạn 10 của Chuẩn mực số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Khi xảy ra các sự kiện ngoài dự kiến, thay đổi điều kiện hoặc bằng chứng kiểm toán thu thập được từ kết quả của các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên có thể cần phải thay đổi chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán, theo đó, dẫn đến thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo trong kế hoạch đã lập, dựa vào việc xem xét lại các rủi ro đã được đánh giá.
Việc thay đổi này có thể xảy ra trong trường hợp thông tin do kiểm toán viên thu thập được có sự khác biệt lớn so với thông tin sử dụng để lập kế hoạch kiểm toán, hoặc bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết có thể mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Chỉ đạo, giám sát và soát xét (hướng dẫn đoạn 11 của Chuẩn mực số 300 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Nội dung, lịch trình và phạm vi của việc chỉ đạo, giám sát các thành viên trong nhóm kiểm toán và sự soát xét công việc của họ thay đổi theo các yếu tố sau:
- Quy mô và mức độ phức tạp của đơn vị được kiểm toán.
- Các phần hành kiểm toán.
- Rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá (ví dụ khi một phần hành kiểm toán có mức độ rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá là cao thì phạm vi và mức độ kịp thời trong việc chỉ đạo, giám sát đối với thành viên nhóm kiểm toán thường phải được tăng lên, cũng như việc soát xét công việc của họ phải được thực hiện chi tiết hơn).
- Khả năng và năng lực chuyên môn của từng thành viên nhóm kiểm toán khi thực hiện công việc của họ.
Đoạn 15 - 17 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định cụ thể việc chỉ đạo, giám sát và soát xét công việc kiểm toán.
Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị nhỏ
Một cuộc kiểm toán các đơn vị, dù nhỏ thế nào thì cũng phải do một kiểm toán viên hành nghề phụ trách cuộc kiểm toán thực hiện kiểm toán và một thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm soát xét và ký báo cáo kiểm toán.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 300: Lập kế hoạch kiểm toán BCTC (Phần 6).