PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán như sau:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (Phần 10)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (Phần 9)
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 260) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 260 được quy định như sau:
Hướng dẫn đoạn 17 Chuẩn mực kiểm toán số 260 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Theo quy định tại đoạn 14 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, kiểm toán viên phải tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính.
- Kiểm toán viên cần trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về các mối quan hệ, vấn đề liên quan và các biện pháp bảo vệ. Việc trao đổi này có thể thay đổi theo điều kiện cụ thể của từng cuộc kiểm toán nhưng thường đề cập tới các nội dung sau:
+ Nguy cơ đe dọa tính độc lập của kiểm toán viên có thể phân loại thành: Nguy cơ do tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra, nguy cơ về sự bào chữa, nguy cơ từ sự quen thuộc và nguy cơ bị đe dọa;
+ Các biện pháp bảo vệ theo yêu cầu nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan; biện pháp bảo vệ trong đơn vị được kiểm toán và biện pháp bảo vệ trong hệ thống và quy trình của doanh nghiệp kiểm toán.
Nội dung trao đổi theo quy định ở đoạn 17(a) Chuẩn mực kiểm toán số 260 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC bao gồm cả sự vô ý vi phạm chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan đến tính độc lập của kiểm toán viên và các biện pháp khắc phục đã áp dụng hoặc kiến nghị.
- Yêu cầu trao đổi liên quan đến tính độc lập của kiểm toán viên áp dụng trong trường hợp kiểm toán tổ chức niêm yết cũng có thể áp dụng đối với một số đơn vị khác, đặc biệt là các đơn vị có lợi ích công chúng, vì xét trên khía cạnh hoạt động kinh doanh, quy mô và vị thế doanh nghiệp, các đơn vị này có số lượng đông đảo các đối tượng liên quan thuộc mọi lĩnh vực. Ví dụ về các đơn vị không phải là tổ chức niêm yết nhưng cần áp dụng việc trao đổi về tính độc lập của kiểm toán viên là các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… Mặt khác, trong một số trường hợp, việc trao đổi với Ban quản trị về tính độc lập của kiểm toán viên là không cần thiết, như khi tất cả các thành viên Ban quản trị đơn vị đồng thời là thành viên Ban Giám đốc và đã nắm được thông tin thông qua việc điều hành, quản lý của họ. Trường hợp này đặc biệt phổ biến khi đơn vị được kiểm toán do chính chủ sở hữu quản lý, và các doanh nghiệp kiểm toán hoặc công ty mạng lưới ít có quan hệ với đơn vị ngoài việc kiểm toán báo cáo tài chính.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (Phần 11)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 03 Chuẩn mực kiểm toán số 260 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
Ban quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Ban Giám đốc đơn vị để đảm bảo đơn vị được kiểm toán đã thiết kế, thực hiện và duy trì kiểm soát nội bộ phù hợp nhằm đạt được sự tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và sự tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan của đơn vị.
Kiểm toán viên có thể nhận biết các vấn đề khác không liên quan đến việc giám sát quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị, nhưng lại trở nên quan trọng khi xem xét trách nhiệm của Ban quản trị đơn vị trong việc giám sát thực hiện chiến lược hay nghĩa vụ giải trình của đơn vị. Các vấn đề này có thể được thể hiện qua những thiếu sót trong bộ máy và quy trình điều hành doanh nghiệp, các quyết định quan trọng và biện pháp áp dụng do nhà quản lý chưa đủ thẩm quyền đưa ra.
Quý khách hàng xem tiếp >> Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (Phần 12)