PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC (Phần 6)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC (Phần 5)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 250) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 250. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 250 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
- Hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị có thể dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Việc phát hiện ra hành vi không tuân thủ, dù có trọng yếu hay không, có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của cuộc kiểm toán, như sự cân nhắc của kiểm toán viên về tính chính trực của Ban Giám đốc hoặc nhân viên đơn vị được kiểm toán.
- Thông thường, một hành vi có được coi là không tuân thủ pháp luật và các quy định hay không là vấn đề có tính pháp lý vượt qua năng lực chuyên môn của kiểm toán viên. Tuy nhiên, kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán và lĩnh vực kinh doanh có thể là những cơ sở để giúp kiểm toán viên nhận diện một số hành động có thể là không tuân thủ pháp luật và các quy định.
- Theo một số quy định của pháp luật, kiểm toán viên có thể phải báo cáo cụ thể về tính tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị được kiểm toán như một phần của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
Trong trường hợp này, đoạn 38 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 và đoạn 11 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 800 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định cách trình bày về trách nhiệm này trong báo cáo kiểm toán. Hơn nữa, nếu có các yêu cầu báo cáo đặc biệt theo pháp luật, kiểm toán viên có thể phải đưa vào kế hoạch kiểm toán các thủ tục kiểm tra đối với việc tuân thủ pháp luật và các quy định.
Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC |
Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trong lĩnh vực công, kiểm toán viên có thể có thêm trách nhiệm kiểm toán về tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính hoặc có thể mở rộng đến các khía cạnh hoạt động khác của đơn vị.
Tìm hiểu về khuôn khổ pháp luật và quy định (hướng dẫn đoạn 12 của Chuẩn mực kiểm toán số 250 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
Để hiểu biết về khuôn khổ pháp luật và các quy định cũng như sự tuân thủ của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên có thể:
- Sử dụng các kiến thức hiện có của kiểm toán viên liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, các quy định và các yếu tố bên ngoài.
- Cập nhật hiểu biết về pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định các số liệu và thuyết minh trình bày trong báo cáo tài chính.
- Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về pháp luật và các quy định khác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của đơn vị.
- Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị về những chính sách và thủ tục của đơn vị liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định.
- Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị về những chính sách hoặc thủ tục mà đơn vị đang áp dụng để phát hiện, đánh giá và giải quyết các khiếu nại tranh chấp.
Pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định các số liệu và thuyết minh trọng yếu trong báo cáo tài chính (hướng dẫn đoạn 13 của Chuẩn mực kiểm toán số 250 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Một số luật và các quy định lâu đời, rộng rãi được đơn vị kiểm toán và các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực hoạt động biết đến và có liên quan đến báo cáo tài chính của đơn vị (như đã nêu tại đoạn 06(a) của Chuẩn mực kiểm toán số 250 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Các luật và quy định này liên quan tới các vấn đề như:
- Hình thức và nội dung của báo cáo tài chính;
- Các vấn đề báo cáo tài chính mang tính đặc thù của lĩnh vực hoạt động;
- Hạch toán các giao dịch theo các hợp đồng với Chính phủ; hoặc
- Trích trước hoặc ghi nhận các chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một số điều khoản trong pháp luật và các quy định trên có thể liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu nhất định trong báo cáo tài chính (ví dụ, tính đầy đủ của thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp), trong khi các điều khoản khác có thể liên quan trực tiếp đến tổng thể báo cáo tài chính (ví dụ, các báo cáo cần thiết để tạo thành một bộ báo cáo tài chính đầy đủ).
Mục đích của quy định tại đoạn 13 của Chuẩn mực kiểm toán số 250 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC là kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến các số liệu và thuyết minh trong báo cáo tài chính theo các điều khoản của pháp luật và các quy định có liên quan.
Hành vi không tuân thủ các điều khoản khác của pháp luật và các quy định nói trên có thể dẫn đến các khoản phạt, kiện tụng, tranh chấp hoặc hậu quả khác cho đơn vị mà chi phí cho các vụ việc này có thể cần phải được phản ánh trong báo cáo tài chính, nhưng không được coi là có ảnh hưởng trực tiếp đối với báo cáo tài chính như đã nêu tại đoạn 06(a) của Chuẩn mực kiểm toán số 250 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC (Phần 8).