PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC (Phần 5)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC (Phần 4)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán báo cáo tài chính (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 250) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 250. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại đoạn 08 - 11 và hướng dẫn tại đoạn A6 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, kiểm toán viên phải lưu vào hồ sơ kiểm toán các tài liệu về những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định đã được phát hiện hoặc nghi ngờ, cũng như kết quả thảo luận với Ban Giám đốc, Ban quản trị và các bên liên quan ngoài đơn vị được kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A21 của Chuẩn mực kiểm toán số 250 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Trong trường hợp kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán tiền nhiệm rút khỏi hợp đồng kiểm toán khi phát hiện đơn vị được kiểm toán có hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, nếu kiểm toán viên hiện tại yêu cầu cung cấp thông tin về đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên tiền nhiệm phải có trách nhiệm:
- Nếu đơn vị được kiểm toán cho phép thảo luận về công việc của họ thì kiểm toán viên tiền nhiệm phải đưa ra những thông tin về hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, lý do chấm dứt hợp đồng và các khuyến nghị (nếu có).
- Nếu đơn vị được kiểm toán không cho phép thảo luận về công việc của họ thì kiểm toán viên tiền nhiệm cũng phải thông báo về việc không cho phép này cho kiểm toán viên hiện tại.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC (Phần 6)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 250 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Trách nhiệm tuân thủ pháp luật và các quy định (hướng dẫn đoạn 03 - 08 của Chuẩn mực kiểm toán số 250 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
(i) Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, dưới sự giám sát của Ban quản trị đơn vị, là đảm bảo rằng các hoạt động của đơn vị được thực hiện theo pháp luật và các quy định.
Pháp luật và các quy định có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của đơn vị theo nhiều cách khác nhau: ví dụ, phần lớn là trực tiếp ảnh hưởng đến các thuyết minh cụ thể trên báo cáo tài chính của đơn vị hoặc đưa ra khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính.
Pháp luật và các quy định này cũng có thể thiết lập các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của đơn vị, trong đó, một số quyền và nghĩa vụ này được ghi nhận trong báo cáo tài chính của đơn vị. Đồng thời, pháp luật và các quy định cũng có thể quy định các khoản phạt trong trường hợp không tuân thủ.
(ii) Một số chính sách và thủ tục dưới đây có thể giúp đơn vị ngăn ngừa, phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định:
- Nắm bắt kịp thời yêu cầu của pháp luật và các quy định, đồng thời đảm bảo rằng các thủ tục hoạt động được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu đó.
- Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp.
- Xây dựng, công bố và thực hiện các quy tắc hành xử trong hoạt động của đơn vị.
- Đảm bảo tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị đều được tập huấn và nắm rõ các quy tắc hành xử trong hoạt động của đơn vị.
- Theo dõi việc tuân thủ các quy tắc hành xử trong hoạt động và có hình thức kỷ luật phù hợp đối với các trường hợp vi phạm.
- Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật để hỗ trợ việc nắm bắt các yêu cầu của pháp luật và các quy định.
- Lưu trữ đầy đủ các văn bản pháp luật và các quy định quan trọng mà đơn vị phải tuân thủ trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị và những tài liệu về các khiếu nại tranh chấp.
Đối với một số đơn vị lớn, các chính sách và thủ tục này có thể được hỗ trợ bằng cách giao trách nhiệm phù hợp cho:
- Bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Ban kiểm soát.
- Bộ phận quản lý việc tuân thủ pháp luật.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 250: Xem xét tuân thủ pháp luật và quy định kiểm toán BCTC (Phần 7).