PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm toán BCTC (Phần 26)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm liên quan đến gian lận trong kiểm toán BCTC (Phần 25)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (sau đây viết tắt là chuẩn mực kiểm toán số 230) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 230. Cụ thể như sau:
- Kiểm toán viên phải phân loại, sắp xếp tài liệu kiểm toán vào hồ sơ kiểm toán theo trật tự nhất định của quy trình kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và thực hiện các thủ tục hành chính về hoàn thiện hồ sơ kiểm toán kịp thời sau ngày lập báo cáo kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A21 - A22 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Sau khi hoàn thành việc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán, kiểm toán viên không được xóa hay hủy bỏ bất cứ tài liệu kiểm toán nào trước khi hết thời hạn lưu trữ (xem hướng dẫn tại đoạn A23 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Ngoài các trường hợp đã nêu tại đoạn 13 Chuẩn mực này, khi kiểm toán viên xét thấy cần phải sửa đổi tài liệu kiểm toán đã lưu trữ hoặc bổ sung tài liệu kiểm toán sau khi đã hoàn thiện hồ sơ kiểm toán do bất cứ nguyên nhân nào, kiểm toán viên phải ghi chép và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A24 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
+ Lý do cụ thể của việc sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu kiểm toán.
+ Người lập, người soát xét và thời điểm thực hiện.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Lập tài liệu kiểm toán kịp thời (hướng dẫn đoạn 07 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Việc lập các tài liệu kiểm toán đầy đủ, thích hợp một cách kịp thời giúp nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc soát xét một cách hiệu quả và việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán đã thu thập và đưa ra kết luận trước khi hoàn thành và lập báo cáo kiểm toán.
- Các tài liệu được lập sau khi thực hiện công việc kiểm toán thường kém chính xác hơn các tài liệu được lập ngay khi công việc đó được thực hiện.
Hình thức, nội dung và phạm vi của tài liệu kiểm toán (hướng dẫn đoạn 08 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
(i) Hình thức, nội dung và phạm vi của tài liệu kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Quy mô và độ phức tạp của đơn vị được kiểm toán.
- Nội dung của các thủ tục kiểm toán được thực hiện.
- Các rủi ro có sai sót trọng yếu đã xác định.
- Mức độ quan trọng của bằng chứng kiểm toán đã thu thập.
- Bản chất và phạm vi của các vấn đề bất thường được xác định.
- Sự cần thiết phải ghi lại kết luận hoặc cơ sở để đưa ra kết luận do chưa thể kết luận được nếu chỉ dựa trên các ghi chép về công việc đã thực hiện hoặc bằng chứng kiểm toán đã thu thập.
- Phương pháp tiếp cận kiểm toán và công cụ sử dụng.
(ii) Tài liệu kiểm toán có thể được ghi chép trên giấy, phương tiện điện tử hoặc các hình thức khác. Ví dụ về tài liệu kiểm toán gồm:
- Chương trình kiểm toán (các giấy tờ lưu các thủ tục kiểm toán).
- Các giấy tờ làm việc, bản tính toán, phân tích.
- Biên bản ghi nhớ về các vấn đề.
- Bản tổng hợp các vấn đề quan trọng.
- Thư xác nhận và giải trình.
- Danh mục các vấn đề cần kiểm tra.
- Thư từ (bao gồm cả thư điện tử) liên quan đến các vấn đề quan trọng.
Kiểm toán viên có thể sử dụng bản tóm tắt hoặc bản sao tài liệu của đơn vị được kiểm toán (ví dụ, hợp đồng hoặc thoả thuận quan trọng) làm tài liệu kiểm toán. Tuy nhiên, tài liệu kiểm toán không thể thay thế cho các chứng từ kế toán của đơn vị được kiểm toán.
(iii) Kiểm toán viên không cần lưu trong tài liệu kiểm toán tất cả các bản nháp đã bị thay thế của giấy tờ làm việc và báo cáo tài chính, các ghi chú về những suy xét chưa đầy đủ, các bản sao trước đây của các tài liệu đã được chỉnh sửa lỗi in hoặc các lỗi khác, và các tài liệu trùng lặp.
(iv) Các giải thích bằng lời của kiểm toán viên không được coi là bằng chứng đầy đủ cho công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện hoặc kết luận, nhưng có thể được sử dụng để giải thích hoặc làm rõ thông tin trong tài liệu kiểm toán.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 4).