PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 6)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 5)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 220. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Hệ thống kiểm soát chất lượng và vai trò của nhóm kiểm toán (hướng dẫn đoạn 02 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 và các quy định về kiểm soát chất lượng có liên quan quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán trong việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng cho các cuộc kiểm toán. Hệ thống kiểm soát chất lượng bao gồm các chính sách và thủ tục cho các yếu tố sau:
- Trách nhiệm của Ban Giám đốc về chất lượng trong doanh nghiệp kiểm toán.
- Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.
- Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và cuộc kiểm toán cụ thể.
- Nguồn nhân lực.
- Thực hiện cuộc kiểm toán.
- Giám sát.
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC |
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Sự tin tưởng vào hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán (hướng dẫn đoạn 04 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
Trừ khi doanh nghiệp kiểm toán hoặc các bên khác đưa ra thông tin khác, nhóm kiểm toán có thể tin tưởng vào hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến, ví dụ :
- Năng lực của cán bộ, nhân viên thông qua quá trình tuyển dụng và đào tạo chính thức;
- Tính độc lập thông qua tích lũy và trao đổi thông tin phù hợp về tính độc lập.
- Duy trì khách hàng thông qua hệ thống chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng.
- Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan thông qua quá trình giám sát.
Trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đối với chất lượng hoạt động kiểm toán (hướng dẫn đoạn 08 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
Để thực hiện trách nhiệm về chất lượng tổng thể của từng cuộc kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải có các biện pháp và chỉ đạo phù hợp tới các thành viên khác trong nhóm kiểm toán, trong đó cần nhấn mạnh:
- Tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán trong việc:
+ Thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan.
+ Tuân thủ các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán về kiểm soát chất lượng.
+ Phát hành báo cáo kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán.
+ Nhóm kiểm toán có khả năng nêu ra những vấn đề còn bất đồng mà không sợ bị đe dọa.
- Chất lượng là yếu tố thiết yếu khi thực hiện các cuộc kiểm toán.
Tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan (hướng dẫn đoạn 09 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quy định các nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp, gồm:
- Độc lập.
- Chính trực.
- Khách quan.
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng.
- Tính bảo mật.
- Tư cách nghề nghiệp.
- Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 8).