PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và DN kiểm toán (Phần 7)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 4)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 220. Cụ thể như sau:
- Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải chịu trách nhiệm đảm bảo việc soát xét được thực hiện phù hợp với các chính sách và thủ tục soát xét của doanh nghiệp kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A16 - A17, A20 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Tại ngày hoặc trước ngày lập báo cáo kiểm toán, thông qua việc soát xét tài liệu, hồ sơ kiểm toán và thảo luận với nhóm kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải đảm bảo đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác nhận các kết luận kiểm toán và cho mục đích phát hành báo cáo kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A18 - A20 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC |
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải:
- Chịu trách nhiệm đảm bảo nhóm kiểm toán đã thực hiện tham khảo ý kiến tư vấn thích hợp về các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi.
- Đảm bảo các thành viên trong nhóm kiểm toán đã thực hiện tham khảo ý kiến tư vấn cần thiết trong suốt cuộc kiểm toán, bao gồm tham khảo ý kiến tư vấn trong phạm vi nhóm và giữa nhóm kiểm toán với các thành viên khác ở cấp độ phù hợp trong hoặc ngoài doanh nghiệp kiểm toán.
- Đảm bảo nội dung, phạm vi cũng như kết quả tư vấn đã được thống nhất với bên tư vấn.
- Đảm bảo các kết quả tư vấn đã được thực hiện (xem hướng dẫn tại đoạn A21 - A22 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Đối với hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết và các cuộc kiểm toán khác mà doanh nghiệp kiểm toán thấy cần thiết phải thực hiện công việc soát xét kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán, thì thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải:
- Đảm bảo rằng người soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán phải được bổ nhiệm.
- Thảo luận với người soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán về các vấn đề trọng yếu phát sinh trong suốt cuộc kiểm toán, bao gồm cả những vấn đề được phát hiện trong quá trình soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán.
- Không đề ngày lập báo cáo kiểm toán trước khi hoàn thành công việc soát xét kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A23 - A25 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Người soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán phải thực hiện đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm kiểm toán để có thể hình thành báo cáo kiểm toán. Đánh giá này phải dựa trên:
- Thảo luận với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán về các vấn đề trọng yếu.
- Soát xét báo cáo tài chính và dự thảo báo cáo kiểm toán.
- Soát xét tài liệu, hồ sơ kiểm toán được lựa chọn liên quan đến các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm kiểm toán.
- Đánh giá các kết luận đưa ra để hình thành báo cáo kiểm toán và xem xét tính hợp lý của dự thảo báo cáo kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A26 - A27, A29 - A31 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 6).