PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 18)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 17)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1: Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1) (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 1) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 1. Cụ thể như sau:
Nguồn nhân lực (hướng dẫn đoạn 29 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 31 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Khi phân công nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ và xác định cấp độ giám sát cần thiết, ví dụ về các nội dung mà doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét liên quan đến nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ bao gồm:
- Hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về các hợp đồng dịch vụ có tính chất và mức độ phức tạp tương tự thông qua việc hướng dẫn, đào tạo và tham gia phù hợp.
- Hiểu biết về các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan.
- Kiến thức chuyên môn, bao gồm cả kiến thức về công nghệ thông tin có liên quan.
- Kiến thức về các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng.
- Khả năng áp dụng các xét đoán chuyên môn.
- Hiểu biết về các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán |
Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 19)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tính nhất quán trong chất lượng thực hiện hợp đồng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 32(a) của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Doanh nghiệp kiểm toán đề cao tính nhất quán trong chất lượng thực hiện hợp đồng dịch vụ thông qua các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán.
Các chính sách và thủ tục này thường được phổ biến thông qua các tài liệu hướng dẫn bằng văn bản trên giấy hoặc điện tử, các công cụ phần mềm hoặc các mẫu tài liệu khác và các tài liệu hướng dẫn theo từng vấn đề cụ thể. Các vấn đề được hướng dẫn có thể bao gồm:
+ Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ được hướng dẫn để họ có thể nắm được mục tiêu công việc của hợp đồng.
+ Các quy trình để đảm bảo sự tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp có liên quan.
+ Các quy trình giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ, đào tạo và hướng dẫn nhân viên.
+ Các phương pháp soát xét đối với công việc đã thực hiện, các xét đoán quan trọng và báo cáo được phát hành.
+ Lưu trong tài liệu, hồ sơ về hợp đồng dịch vụ kết quả công việc đã thực hiện, lịch trình và phạm vi soát xét.
+ Các quy trình cập nhật, phổ biến tất cả các chính sách và thủ tục.
- Việc đào tạo và làm việc nhóm một cách phù hợp sẽ giúp các thành viên ít kinh nghiệm hơn trong nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ hiểu rõ mục tiêu công việc được giao.
Giám sát (hướng dẫn đoạn 32 (b) của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Việc giám sát hợp đồng dịch vụ bao gồm:
- Theo dõi tiến độ của hợp đồng dịch vụ.
- Xem xét về năng lực chuyên môn và khả năng của từng thành viên trong nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ để xem liệu họ có đủ thời gian để thực hiện công việc hay không, họ có hiểu các hướng dẫn hay không và công việc có được tiến hành theo đúng phương pháp trong kế hoạch thực hiện hợp đồng dịch vụ hay không.
- Giải quyết những vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ, xem xét tầm quan trọng của các vấn đề đó và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
- Xác định các vấn đề cần tham khảo ý kiến tư vấn hoặc cần được xem xét bởi thành viên nhiều kinh nghiệm hơn trong nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 20).