PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 17)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 16)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1: Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1) (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 1) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 1. Cụ thể như sau:
Nguồn nhân lực (hướng dẫn đoạn 29 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
(i) Ví dụ về các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán về nguồn nhân lực bao gồm:
- Tuyển dụng.
- Đánh giá hiệu quả công việc.
- Khả năng, bao gồm thời gian thực hiện công việc được giao.
- Năng lực chuyên môn.
- Phát triển nghề nghiệp.
- Cơ hội thăng tiến.
- Tiền lương.
- Ước tính nhu cầu của cán bộ, nhân viên.
Các quy trình và thủ tục tuyển dụng hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm toán lựa chọn được các cá nhân chính trực có khả năng phát triển năng lực chuyên môn và khả năng cần thiết để thực hiện công việc của doanh nghiệp kiểm toán và có các tố chất cần thiết để giúp họ thực hiện công việc thành thạo.
(ii) Năng lực chuyên môn có thể được nâng cao bằng nhiều phương pháp, trong đó bao gồm:
- Đào tạo chuyên môn.
- Cập nhật kiến thức thường xuyên, bao gồm cả việc đào tạo.
- Kinh nghiệm làm việc.
- Được các nhân viên có kinh nghiệm hơn, ví dụ các thành viên khác của nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ hướng dẫn.
- Đào tạo về tính độc lập cho tất cả cán bộ, nhân viên được yêu cầu phải tuân thủ tính độc lập.
Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán |
Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 18)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(iii) Việc duy trì năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán phụ thuộc đáng kể vào mức độ cập nhật kiến thức thường xuyên để giúp các cán bộ, nhân viên duy trì kiến thức và khả năng của họ.
Các chính sách và thủ tục hữu hiệu nhấn mạnh sự cần thiết của việc đào tạo thường xuyên cho tất cả các cấp cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán và bố trí nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết cho việc đào tạo để giúp tất cả cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán duy trì, nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng cần thiết.
(iv) Doanh nghiệp kiểm toán có thể sử dụng cá nhân bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán có năng lực chuyên môn phù hợp, ví dụ khi doanh nghiệp kiểm toán không có sẵn nguồn lực về chuyên môn và đào tạo
(v) Các thủ tục đánh giá hiệu quả công việc, tiền lương và cơ hội thăng tiến của doanh nghiệp kiểm toán thể hiện việc ghi nhận và khen thưởng xứng đáng trong việc duy trì, nâng cao năng lực chuyên môn và cam kết tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Các bước mà doanh nghiệp kiểm toán có thể thực hiện để duy trì, nâng cao năng lực chuyên môn và cam kết tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp bao gồm:
- Thông báo cho tất cả cán bộ, nhân viên về các mong muốn của doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến hiệu quả công việc và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp;
- Hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên về đánh giá hiệu quả công việc, sự tiến bộ và phát triển nghề nghiệp;
- Giúp các cán bộ, nhân viên hiểu rằng việc được thăng chức lên vị trí cao hơn phụ thuộc vào hiệu quả công việc và sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và hiểu rằng họ có thể bị kỷ luật nếu không tuân thủ các chính sách và thủ tục của doanh nghiệp kiểm toán.
Quy mô và tình hình của doanh nghiệp kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu của quy trình đánh giá hiệu quả công việc của doanh nghiệp kiểm toán.
Đặc biệt, các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ có thể sử dụng các phương pháp không quy chuẩn bằng để đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp kiểm toán.
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 30 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Các chính sách và thủ tục có thể bao gồm hệ thống giám sát khối lượng công việc và thời gian để có thể đảm bảo cho các thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ hoàn thành trách nhiệm của mình.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 19).