Khi người lao động cần chốt sổ bảo hiểm xã hội nhưng doanh nghiệp lại đang nợ tiền đóng bảo hiểm; vậy, trong trường hợp này người lao động có được chốt sổ không?
>> Cách tính lãi chậm đóng các loại bảo hiểm mới nhất
>> Các lỗi về BHXH, BHTN mà doanh nghiệp thường vướng phải!
Sổ BHXH là sổ được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Khi chấm dứt hợp đồng lao động doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ BHXH cho người lao động và xác nhận thời gian đóng BHXH.
Trong đó, xác nhận thời gian đóng BHXH là việc ghi thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người tham gia. Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).
Theo Điểm 1.2, Khoản 72 Điều 1 của Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020:
Đối với doanh nghiệp nợ tiền BHXH nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm:
- Đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
- Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Như vậy, người lao động vẫn có thể được chốt sổ bảo hiểm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp doanh nghiệp cố tình không đóng đủ tiền BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN dẫn đến ảnh hưởng đến việc xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm của người lao động.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Trên cơ sở khiếu nại bên Thanh tra lao động sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp về hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định tại Điều 5 và Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, với mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền với mức từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
- Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.
- Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Mời Quý thành viên xem thêm bài viết:
- Doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động thì xử lý thế nào?;
- 06 vướng mắc thường gặp về sổ Bảo hiểm xã hội.
Căn cứ pháp lý:
- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017;
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Thu Sa