Năm 2021 là năm đầy biến động của đại dịch COVID-19, một trong những vấn đề được quan tâm nhất là tiền lương cuả NLĐ. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số chính sách quan trọng liên quan đến tiền lương năm 2022.
>> 04 lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc
>> Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của NLĐ làm thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng
1. Tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/01/2022
Nghị định 108/2021/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 07/12/2021 quy định từ ngày 01/01/2022, sẽ điều chỉnh tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 cho các đối tượng như:
Đồng thời, cũng thực hiện tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 theo quy định của Nghị quyết 34/2021/QH15.
Cụ thể, sau khi điều chỉnh lương hưu cho các đối tượng nêu tại Điều 1 Nghị định 108/2021/NĐ-CP, nếu người nghỉ hưu trước 1995 vẫn chưa đạt được mức lương hưu 2,5 triệu đồng/tháng/người thì tiếp tục điều chỉnh tiếp như sau:
Tham khảo bài viết “Tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH đối với 7 nhóm đối tượng sau”
2. Không cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15 quy định rõ:
1. Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
Trước đó, Điều 4 Nghị quyết 23/2021/QH15, Quốc hội yêu cầu tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2022 theo đúng tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW. Nhưng do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, bị ảnh hưởng nặng nề. Mọi nguồn lực đều được dồn vào để chống dịch đồng thời phát triển kinh tế… Vì vậy, việc cải cách tiền lương chính thức bị lùi lại đến thời điểm thích hợp.
Từ 01/7/2022, cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được tính lương theo số tiền cụ thể, căn cứ vào vị trí việc làm, những ai làm công việc giống nhau sẽ được lương giống nhau như dự kiến sẽ cải cách theo Nghị quyết 27 năm 2018.
Thay vào đó, cán bộ, công chức, viên chức vẫn hưởng lương dựa vào mức lương cơ sở và các khoản phụ cấp cũng vẫn được giữ nguyên như hiện tại.
Lương cán bộ, công chức, viên chức = Hệ số x Mức lương cơ sở + các khoản phụ cấp - các khoản đóng BHXH, khác (nếu có)
Để xem cụ thể bảng lương sẽ áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2022 tới đây, độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây: Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2022
3. Chưa thực hiện cải cách lương cơ sở năm 2022
Vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp không chỉ ảnh hưởng đến việc cải cách tiền lương mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến mức lương cơ sở.
Có thể thấy, lần tăng mức lương cơ sở gần nhất là 01/07/2019, tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP đã ấn định lương cơ sở là 1,49 triệu đồng, sau đó năm 2020 và 2021 vẫn giữ nguyên ở mức này. Theo đó, tiền lương của công chức, viên chức, cán bộ được tính theo cách sau:
Tiền lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Vì thế, khi lương cơ sở “đứng im” đồng nghĩa với việc tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng “đứng im” nếu hệ số lương không tăng.
Sáng 13/11/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, cụ thể: Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.700 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.784.600 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 372.900 tỷ đồng, tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 572.686 tỷ đồng.
Về thực hiện chính sách tiền lương, Nghị quyết quyết nghị lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
Như vậy, đã 03 năm liên tiếp lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức vẫn giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để san sẻ, giúp đỡ một phần cho ngân sách Nhà nước vượt qua đại dịch Covid-19 lần này.
4. Dự kiến không tăng lương tối thiểu vùng
Theo quy định mới nhất tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, mức lương tối thiểu được ấn định theo vùng, theo tháng và theo giờ. Năm 2021, bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lương tối thiểu vùng không tăng mà vẫn áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP như năm 2020
Đến nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang hết sức phức tạp với nhiều biến chủng mới, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, khả năng tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2022 là rất nhỏ.
Có thể thấy, mức lương tối thiểu vùng năm 2022 được dự đoán sẽ không tăng mà vẫn giữ nguyên như năm 2021.
Tra cứu chi tiết tiết mức lương tối thiểu từng vùng tại bài viết: Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2022 của 63 tỉnh, thành phố
Trên đây là Chính sách tiền lương năm 2022. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.