Nhà cung cấp nước ngoài trực tiếp đăng ký thuế, thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định từ Điều 73 đến Điều 79 Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021
>> Trình tự, thủ tục thực hiện kê khai thuế điện tử năm 2024
>> Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi làm thêm giờ 2024
Căn cứ Điều 76 Thông tư 80/2021/TT-BTC, quy định về đăng ký thuế trực tiếp của nhà cung cấp ở nước ngoài đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau:
Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký thuế trực tiếp theo Mẫu tờ khai đăng ký thuế theo Mẫu số 01/NCCNN ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Nhà cung cấp ở nước ngoài nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế theo Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo Mẫu số 01-1/NCCNN ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Lưu ý: Nhà cung cấp ở nước ngoài sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế quản lý cấp qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để xác thực khi đăng ký thuế.
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 |
Chính sách thuế đối với hoạt động thương mại điện tử của nhà cung cấp nước ngoài năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ điểm a và điểm b khoản 1 Điều 77 Thông tư 80/2021/TT-BTC, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện khai thuế trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do cơ quan thuế quản lý cấp qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, như sau:
(i) Khai thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài là loại thuế khai và nộp theo quý.
(ii) Tờ khai thuế điện tử theo Mẫu tờ khai thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam theo Mẫu số 02/NCCNN ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Căn cứ điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 77 Thông tư 80/2021/TT-BTC, nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu.
Trong đó:
- Nhà cung cấp ở nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu.
Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu mà nhà cung cấp ở nước ngoài nhận được.
- Tỷ lệ phần trăm để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP.
- Tỷ lệ phần trăm để tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
(i) Thông tin liên quan đến việc thanh toán của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, như thông tin về thẻ tín dụng dựa trên số nhận dạng ngân hàng (BIN), thông tin tài khoản ngân hàng hoặc các thông tin tương tự mà tổ chức, cá nhân mua hàng sử dụng để thanh toán với nhà cung cấp ở nước ngoài.
(ii) Thông tin về tình trạng cư trú của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam (thông tin địa chỉ thanh toán, địa chỉ giao hàng, địa chỉ nhà hoặc các thông tin tương tự mà tổ chức (cá nhân) mua hàng khai báo với nhà cung cấp ở nước ngoài).
(iii) Thông tin về truy cập của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam, như thông tin về mã vùng điện thoại quốc gia của thẻ SIM, địa chỉ IP, vị trí đường dây điện thoại cố định hoặc các thông tin tương tự của tổ chức, cá nhân mua hàng.
Khi xác định một giao dịch phát sinh tại Việt Nam để kê khai, tính thuế, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện như sau:
(i) Sử dụng 02 thông tin không mâu thuẫn nhau bao gồm một thông tin liên quan đến việc thanh toán của tổ chức (cá nhân) tại Việt Nam và một thông tin về tình trạng cư trú hoặc thông tin về truy cập của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nêu trên.
(ii) Trong trường hợp liên quan đến việc thanh toán của tổ chức, cá nhân không thu thập được hoặc mâu thuẫn với thông tin còn lại, nhà cung cấp ở nước ngoài được phép sử dụng 02 thông tin không mâu thuẫn nhau bao gồm một thông tin về tình trạng cư trú và một thông tin về truy cập của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
(Theo khoản 3 Điều 77 Thông tư 80/2021/TT-BTC)
Nhà cung cấp nước ngoài có trách nhiệm lưu trữ các thông tin được sử dụng để xác định giao dịch của tổ chức, cá nhân mua hàng phát sinh tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Thông tư 80/2021/TT-BTC phục vụ công tác thanh, kiểm tra của cơ quan thuế. Việc lưu trữ thực hiện theo các quy định có liên quan của Luật Quản lý thuế 2019.
(Theo khoản 6 Điều 77 Thông tư 80/2021/TT-BTC)
Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam thì thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần theo quy định tại Điều 62 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
(Theo khoản 7 Điều 77 Thông tư 80/2021/TT-BTC)
Đối với nhà cung cấp ở nước ngoài, sau khi nhận được mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo, nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện nộp thuế bằng đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi vào tài khoản thu ngân sách nhà nước theo thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trong đó đảm bảo ghi đúng mã định danh khoản phải nộp ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi.
(Theo khoản 1 Điều 78 Thông tư 80/2021/TT-BTC)
Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện ủy quyền cho tổ chức, đại lý thuế hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là bên được ủy quyền), thì bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về thuế (đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế) theo hợp đồng đã ký với nhà cung cấp ở nước ngoài. Căn cứ vào phạm vi ủy quyền, trách nhiệm của mỗi bên quy định tại hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền thực hiện thủ tục về thuế tương ứng quy định tại Điều 76, Điều 77 và Điều 78 Thông tư 80/2021/TT-BTC đối với nhà cung cấp ở nước ngoài.
(Theo khoản 1 Điều 79 Thông tư 80/2021/TT-BTC)