Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong đó có chính sách tiếp cận và hỗ trợ tín dụng.
Xem chi tiết tại Mục 1 bài viết: Miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Căn cứ Điều 8 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, chính sách tiếp cận, hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được quy định như sau:
Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành như sau:
(i) Mức hỗ trợ
Bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.
(ii) Thời gian hỗ trợ
Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại. Cụ thể như sau:
- Tối đa 08 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư.
- Tối đa 06 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư.
- Tối đa 05 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư.
Lưu ý: Trường hợp dự án của doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thì thời gian hỗ trợ lãi suất là 08 năm.
Dự án mà doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị thì được áp dụng hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm.
(iii) Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất
Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
(iv) Chính sách và phương thức hỗ trợ
Chính sách và phương thức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện của địa phương.
Đề nghị hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn |
Công văn của doanh nghiệp về việc tạm ứng (thanh toán) kinh phí |
Chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo đó, các công trình xây dựng trên đất (bao gồm cả nhà lưới, nhà kính, nhà màng và công trình thủy lợi) của doanh nghiệp đầu tư được tính là tài sản để thế chấp vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
>>Xem các chính sách ưu đãi khác dành cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp TẠI ĐÂY
Các ngành nghề ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 57/2018/NĐ-CP bao gồm:
(i) Trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ, sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
(ii) Đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến. Xây dựng cánh đồng lớn.
(iii) Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản tập trung.
(iv) Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản.
(v) Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và các công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.
(vi) Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
(vii) Sản xuất, tinh chế muối.
(viii) Sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế phẩm sinh học.
(ix) Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu.
(x) Sản xuất bột giấy, giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản.
(xi) Sản xuất thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
(xii) Sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.
(xiii) Đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
(xiv) Đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp.
(xv) Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt tại nông thôn; thu gom xử lý chất thải làng nghề.
(xvi) Đầu tư chợ ở vùng nông thôn; đầu tư nhà ở cho người lao động ở vùng nông thôn.
(xvii) Sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm.
(xviii) Dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y ở vùng nông thôn.
(xix) Dịch vụ tư vấn đầu tư, khoa học, kỹ thuật về sản xuất nông, lâm, thủy sản và nghề muối ở vùng nông thôn.