Theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phần phổ thông và ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Dưới đây là cách tính số phiếu biểu quyết năm 2024.
>> Quy định về thành lập và đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng
>> Lưu ý một số vấn đề pháp lý khi thành lập công ty cổ phần năm 2024
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 115 và khoản 1 Điều 116, khoản 3 Điều 117, khoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020, nguyên tắc xác định số phiếu biểu quyết của mổi cổ đông được quy định như sau:
- Cổ phần có quyền biểu quyết bao gồm cổ phần phổ thông hoặc cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết.
- Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
- Việc tổ chức cuộc họp và thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải đáp ứng tỷ lệ biểu quyết tối thiểu theo Luật Doanh nghiệp 2020. Xem chi tiết tại Mục 3.
Mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông năm 2024 |
Mẫu Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông năm 2024 |
Chi tiết cách tính số phiếu biểu quyết công ty cổ phần năm 2024 có ví dụ minh hoạ
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Công ty cổ phần X có vốn điều lệ 20 tỷ, tương ứng với 2000 cổ phần, tỉ lệ góp vốn của các cổ đông như sau:
Cổ đông A: 300 cổ phần phổ thông (tán thành)
Cổ đông B: 500 cổ phần phổ thông (tán thành)
Cổ đông C: 800 cổ phần phổ thông (không tán thành)
Cổ đông D: 400 cổ phần phổ thông (không tán thành)
Lúc này số phiếu biểu quyết được tính như sau:
Số phiếu tán thành = 300 + 500 = 800
Số phiếu không tán thành = 800 + 400 = 1200
Tổng số phiếu biểu quyết = 800 + 1200 = 2000
Tỉ lệ tán thành = 800 / 2000 X 100% = 40%
Tỉ lệ không tán thành = 1200 / 2000 * 100% = 60%
Công ty cổ phần X có vốn điều lệ 20 tỷ, tương ứng với 2000 cổ phần, tỉ lệ góp vốn của các cổ đông như sau:
Cổ đông A: 300 cổ phần phổ thông (tán thành)
Cổ đông B: 500 cổ phần phổ thông (tán thành)
Cổ đông C: 800 cổ phần ưu đãi biểu quyết (không tán thành)
Cổ đông D: 400 cổ phần phổ thông (không tán thành)
Giả sử: Điều lệ công ty quy định 1 cổ phần ưu đãi biểu quyết = 5 phiếu biểu quyết.
Lúc này số phiếu biểu quyết được tính như sau:
Số phiếu tán thành = 300 + 500 = 800
Số phiếu không tán thành = 800 X 5 + 400 = 4400
Tổng số phiếu biểu quyết = 800 + 4400 = 5200
Tỉ lệ tán thành = 800 / 5200 = 15.38%
Tỉ lệ không tán thành = 4400 / 5200 = 84.62%
Xem chi tiết tại bài viết: Quy định về tỷ lệ biểu quyết tối thiểu của công ty cổ phần năm 2024
Căn cứ khoản 1 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp.
(ii) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông.
(iii) Chương trình và nội dung cuộc họp.
(iv) Họ, tên chủ tọa và thư ký.
(v) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp.
(vi) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng.
(vii) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp.
(viii) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng.
(ix) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.