Khi thành lập công ty cổ phần năm 2024, cần chú ý đến các vấn đề pháp lý như cổ đông tối thiểu, ngành nghề kinh doanh,… Bài viết này sẽ điểm qua một số lưu ý quan trọng dưới đây.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 19/08/2024
>> Quy định về tỷ lệ biểu quyết tối thiểu của công ty cổ phần năm 2024
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Cổ đông công ty cổ phần không thuộc các trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp công ty cổ phần.
(Theo điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 111, khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020)
(i) Công ty cổ phần được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
(ii) Công ty cổ phần được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
(iii) Công ty cổ phần phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
(iv) Cách ghi mã ngành khi đăng ký thành lập công ty cổ phần
Xem chi tiết tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?
(Theo khoản 1, khoản 2 Điều 7; khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020)
Tiện ích tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Tiện ích tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện |
Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thành lập công ty cổ phần năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
(i) Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
(ii) Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
(iii) Đối với các ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn pháp định thì khi đăng ký thành lập công ty cổ phần, vốn điều lệ phải bằng hoặc cao hơn so với quy định.
Xem thêm bài viết: Danh mục 104 ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, ký quỹ
4. Các quy định về tài sản góp vốn khi thành lập công ty cổ phần
(i) Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
(ii) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty.
(iii) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
(iv) Trường hợp tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
(Theo khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020)
>>Xem thêm Công việc pháp lý:
Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
(i) Tên tiếng việt của công ty cổ phần bao gồm hai thành tố:
Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng
Trong đó loại hình doanh nghiệp được viết là "công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”
Ví dụ: Công ty cổ phần ABC
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
(ii) Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
(iii) Trường hợp tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài phải được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
(iv) Tên công ty cổ phần không thuộc những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020.
(Theo Điều 37, Điều 38, khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020)
(i) Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
(ii) Nếu công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
(iii) Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
(iv) Phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
(Theo khoản 2, khoản 3 Điều 12, khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020)