Ghi mã ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong năm 2024 như thế nào cho đúng pháp luật?
>> Năm 2024, có thể đòi nợ từ doanh nghiệp giải thể hay không?
>> Vợ có đương nhiên trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân khi chồng chết?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, ghi mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty 2024 cần lưu ý những vấn đề sau:
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn Ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Ví dụ: Mã ngành 4511: Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
Ví dụ: Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Ghi mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Ví dụ: Ví dụ ngành nghề kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP thì ghi như sau:
Mã ngành nghề kinh doanh 4631: Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ
Chi tiết: Xuất khẩu gạo
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Ví dụ: Ngành kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP) chưa được quy định trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì ghi như sau:
Mã ngành nghề kinh doanh 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Bán buôn phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.