Chồng chết vợ có đương nhiên trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân hay không? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này?
>> Khai sai tờ khai hải quan năm 2024, có chịu trách nhiệm hình sự không?
>> Năm 2024, lôi kéo khách hàng trong trường hợp nào bị coi là cạnh tranh không lành mạnh?
Căn cứ khoản 2 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về việc thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt. Theo đó trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
Như vậy, người vợ đương nhiên trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân khi là người được chỉ định trong di chúc hoặc là người thừa kế duy nhất trong hàng thừa kế theo quy định về thừa kế theo pháp luật. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì người vợ chỉ có thể trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân nếu có sự đồng ý của các đồng thừa kế còn lại. Nếu những đồng thừa kế không thể thỏa thuận được với nhau thì doanh nghiệp tư nhân có thể bị chuyển đổi hoặc giải thể.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Chồng chết, vợ có thể trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 191 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.
Căn cứ khoản 2 Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh trước ngày chuyển giao doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
Điều 189. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. 2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. |