Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp có thể đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định. Chi phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định được hạch toán theo quy định sau đây:
>> Tiêu chuẩn xác định là tài sản cố định
- Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của tài sản cố định so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản cố định so với trước.
- Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
(Căn cứ theo quy định tại khoản 13 và khoản 14 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC).
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 và điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC, chi phí về đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định được hoạch toán như sau:
- Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định: được phản ánh tăng nguyên giá của tài sản cố định đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Các chi phí sửa chữa tài sản cố định: không được tính tăng nguyên giá tài sản cố định mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 03 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
- Các chi phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của tài sản cố định vô hình so với mức hoạt động ban đầu: được phản ánh tăng nguyên giá tài sản cố định. Các chi phí khác liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.
- Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu 01-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu 02-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu 03-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Mẫu 04-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định (Mẫu 05-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (Mẫu 06-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Biên bản giao nhận tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 01-TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản thanh lý tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 02 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 03 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 04 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 05 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu 06 – TSCĐ) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S24-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Thẻ tài sản cố định áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S25-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (Mẫu số S26-H) ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S21-DN) ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S22-DN) ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Thẻ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp (Mẫu S23-DN) ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Sổ tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S09-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S10-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC
- Thẻ Tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Mẫu S11-DNN) ban hành kèm Thông tư 133/20216/TT-BTC