Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán được quy định tại Nghị định 17/2012/ND-CP được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2012.
>> Chi tiết thủ tục khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ năm 2025
>> 03 trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân
Nghị định 17/2012/ND-CP được Chính phủ ban hành ngày 13/03/2012 và có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2012, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập 2011. Theo đó, các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán được quy định chi tiết tại Điều 9 Nghị định 17/2012/ND-CP gồm:
Doanh nghiệp kiểm toán đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề một trong các dịch vụ sau cho đơn vị được kiểm toán:
(i) Công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
(ii) Thực hiện dịch vụ kiểm toán nội bộ.
(iii) Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ.
(iv) Các dịch vụ khác có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
[TIỆN ÍCH] >> CÔNG VIỆC PHÁP LÝ
Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc đang nắm giữ cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
(ii) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc nắm giữ cổ phiếu, góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán.
(i) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
(ii) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán có các mối quan hệ sau:
- Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập.
- Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác.
- Được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: Vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột.
- Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
- Cùng là công ty hoặc pháp nhân thuộc cùng một mạng lưới theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
(iii) Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hoặc các dịch vụ kiểm toán khác cho chính doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
(iv) Đơn vị được kiểm toán là tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán; đơn vị được kiểm toán là công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới, công ty cùng tập đoàn của tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán.
(v) Doanh nghiệp kiểm toán tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức vào đơn vị được kiểm toán.
(vi) Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.