Tôi cần tham khảo hồ sơ, thủ tục phá sản cho công ty. Vậy, đối với đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản năm 2024 thì cần có những nội dung gì? – Tấn Hưng (Quảng Bình).
>> Quy định cụ thể về chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản năm 2024
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12242:2018: Giống cá vược
Căn cứ Điều 26 Luật Phá sản 2014, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, chủ nợ quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(ii) Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm.
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản.
- Tên, địa chỉ của người làm đơn.
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Khoản nợ đến hạn.
Lưu ý: Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
(iii) Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Các nội dung cần có tại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 27 Luật Phá sản 2014, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn được quy định như sau:
(i) Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, người lao động, đại diện công đoàn quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014 phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(ii) Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm.
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản.
- Tên, địa chỉ của người làm đơn.
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.
Lưu ý: Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.
(iii) Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
(iv) Kể từ ngày nộp đơn, người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ theo quy định Luật Phá sản 2014.
Căn cứ Điều 28 Luật Phá sản 2014, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được quy định như sau:
(i) Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014 phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(ii) Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm.
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản.
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Tên, địa chỉ của người làm đơn.
- Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(iii) Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động.
- Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn.
- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
(iv) Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
(v) Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014 không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.
Căn cứ Điều 29 Luật Phá sản 2014, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã được quy định như sau:
(i) Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014 phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
(ii) Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung theo quy định tại khoản (ii) Mục 3 và gửi kèm các tài liệu (nếu có) theo quy định tại khoản (iii) và khoản (iv) Mục 3.