Trong năm 2023, trường hợp dự án đầu tư thuộc diện phải được chấp thuận chủ trương đầu tư mới được thực hiện thì nhà đầu tư cần lưu ý những nội dung nào? – Thanh Hải (Hải Phòng).
>> 05 hình thức đầu tư tại Việt Nam năm 2023
>> Những lưu ý nổi bật về đầu tư, kinh doanh năm 2023
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư 2020
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật Đầu tư 2020 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư. |
Như vậy, chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận các nội dung sau đây:
- Mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án.
- Nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư.
- Các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
Các lưu ý về chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nhà đầu tư khi có dự án đầu tư tại Việt Nam cần lưu ý một số nội dung quan trọng về chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư sau đây:
Nhà đầu tư thực hiện dự án được lựa chọn thông qua một trong các hình thức sau:
- Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Chấp thuận nhà đầu tư.
(Xem chi tiết việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư TẠI ĐÂY).
Chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của một trong các cơ quan sau:
- Quốc hội.
- Thủ tướng Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(Xem chi tiết thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư TẠI ĐÂY).
Đối với dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư cần nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để dự án được thẩm định và chấp thuận.
(Xem chi tiết hồ sơ và nội dung thẩm định TẠI ĐÂY).
Đối với dự án đầu tư do nhà đầu tự đề xuất thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(Xem chi tiết hồ sơ, trình tự chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội TẠI ĐÂY).
Đối với dự án đầu tư do nhà đầu tự đề xuất thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, nhà đầu tư phải chuẩn bị 08 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Xem chi tiết hồ sơ, trình tự chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ TẠI ĐÂY).
Đối với dự án đầu tư do nhà đầu tự đề xuất thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhà đầu tư chuẩn bị 04 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và gửi đến cho cơ quan đăng ký đầu tư (thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
(Xem chi tiết hồ sơ, trình tự chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh TẠI ĐÂY).