Công ty tôi đã thành lập được 2 tháng, vậy công ty cần thực hiện những công việc gì về phòng cháy chữa cháy? - Hoàng Kiều (Bình Dương).
>> Lãi suất vay tiền ngân hàng áp dụng từ ngày 25/10/2022
>> Từ 25/10/2022, tăng mạnh mức trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện những công việc liên quan đến phòng cháy chữa cháy được tổng hợp qua bảng dưới đây:
STT |
Công việc cần làm |
Nội dung công việc |
1. |
Phân loại cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy |
Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập khác được quy định tại Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy (theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP). >> Xem chi tiết danh mục cơ sở tại đây. |
2. |
Phân loại cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ |
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở được quy định tại Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP). >> Xem chi tiết danh mục cơ sở tại đây. |
3. |
Xây dựng nội quy và sơ đồ về an toàn phòng cháy, chữa cháy |
Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp cần phải xây dựng nội quy và sơ đồ về an toàn phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định. >> Xem chi tiết hướng dẫn và tải về biểu mẫu tại đây. |
4. |
Xây dựng và thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy |
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng được các quy định mà Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã quy định. Cơ sở phải có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.>> Xem chi tiết hướng dẫn và tải về biểu mẫu tại đây. |
5. |
Thành lập và điều động lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở |
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ cho cơ sở. Đối với cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ thì việc thành lập lực lượng phòng cháy, chữa cháy được thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. >> Xem chi tiết hướng dẫn và tải về biểu mẫu tại đây. |
6. |
Kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy |
Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là hoạt động theo quy trình của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của phương tiện phòng cháy và chữa cháy với yêu cầu quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của Bộ Công an. >> Xem chi tiết hướng dẫn và tải về biểu mẫu tại đây. |
7. |
Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy |
Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu công ty quản lý cơ sở căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế và yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy sẽ quy định cụ thể về thời gian, số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. >> Xem chi tiết hướng dẫn và tải về biểu mẫu tại đây. |
8. |
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy |
Để kịp thời ứng phó với các tình huống cháy, nổ xảy ra tại cơ sở thì việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp. >> Xem chi tiết hướng dẫn và tải về biểu mẫu tại đây. |
9. |
Báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy |
Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau: - Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị); - Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); - Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. >> Xem chi tiết hướng dẫn và tải về biểu mẫu tại đây. |
10. |
Lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy |
Người đứng đầu cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải có trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. >> Xem chi tiết hướng dẫn và tải về hồ sơ tại đây. |
11. |
Bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng |
Người đứng đầu cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thông dụng thuộc phạm vi quản lý của mình. Và người được giao nhiệm vụ phải thực hiện việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo đúng chế độ quản lý. >> Xem hướng dẫn chi tiết tại đây. |
12. |
Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy |
Người đứng đầu cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy, chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình. Và người được giao nhiệm vụ phải thực hiện việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo đúng chế độ quản lý. >> Xem hướng dẫn chi tiết tại đây. |
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các công việc được nêu trên. Trường hợp cơ sở của doanh nghiệp không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy thì có thể bị tạm đình chỉ hoạt động.
Thời hạn tạm đình chỉ được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.
Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân phải có Văn bản đề nghị phục hồi hoạt động.
>> Xem chi tiết hướng dẫn và tải về biểu mẫu tại đây.