Hiện nay, Incoterms 2020 có bao nhiêu điều kiện? Cụ thể là những điều kiện nào? Rất mong được giới thiệu cụ thể về các điều kiện trong Incoterms 2020! – Thu Thảo (TP. Hồ Chí Minh).
>> Áp dụng Quy chuẩn QCVN 03:2023/BCA về phương tiện phòng cháy chữa cháy từ 01/4/2024
>> 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt (mới)
Từ cuối thế kỷ XIX, để làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro liên quan đến việc giao nhận hàng hóa, các thương nhân đã sử dụng các điều kiện thương mại bằng những ký hiệu viết tắt để đưa vào hợp đồng mua bán như FOB và CIF.
Tuy nhiên, ở các khu vực thị trường khác nhau và trong những ngành hàng buôn bán khác nhau, các điều kiện thương mại quốc tế được gọi là Incoterms hay Intraterms được giải thích theo những cách khác nhau. Thông thường, các bên đều không hiểu hết được những sự khác nhau trong tập quán buôn bán ở mỗi khu vực hay trong ngành buôn bán. Điều này rất dễ dẫn đến những hiểu lầm và xảy ra tranh chấp. Vì lý do này, rất cần thiết phải phát triển những quy tắc để giải thích những điều kiện thương mại mà các bên tham gia hợp đồng mua bán có thể thỏa thuận áp dụng.
- Năm 1923: Hình thành ý tưởng về thống nhất quy tắc thương mại.
- Năm 1919, Phòng thương mại quốc tế (ICC) được thành lập với nhiệm vụ quan trọng là tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Ngày đầu năm 1920, ICC đã tiến hành tập hợp những thuật ngữ thương mại được các thương nhân sử dụng trên toàn cầu. Kết quả cho thấy có khoảng 06 thuật ngữ chuyên dùng tại 13 quốc gia. Kết quả nghiên cứu này được công bố vào năm 1923 và giải thích chi tiết đặc điểm của từng thuật ngữ.
- Năm 1928: ICC thực hiện cuộc khảo sát toàn cầu lần thứ hai, sau đó đã mở cộng công tác diễn giải và thống nhất các thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại 30 quốc gia.
Tra cứu danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
11 điều kiện về Incoterms 2020 (Phiên bản Incoterms mới nhất)
- Năm 1936: ICC xây dựng Bộ quy tắc Incoterms thành cẩm nang hướng dẫn sử dụng cho thương nhân trên phạm vi toàn cầu. Căn cứ vào kết quả khảo sát, ICC ban hành Bộ quy tắc thương mại quốc tế đầu tiên bao gồm các quy tắc FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship và Ex Quay.
- Năm 1953: Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, phiên bản Incoterms 1953 ra đời gồm 09 quy tắc: FAS, FOB, FOR, FOT, C&F, CIF, Ex Ship, Ex Quay và DCP, bổ sung thêm ba quy tắc so với Incoterms 1936 để áp dụng cho phương thức vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR và FOT.
- Năm 1967: Incoterms bổ sung hai điều kiện giao hàng tại nơi đến là DAF và DDP, có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức. Phiên bản Incoterms 1967 gồm 11 quy tắc.
- Năm 1976: Bổ sung điều kiện FOA (Free on Board Airport) dành riêng cho vận tải hàng không. Phiên bản Incoterms 1976 gồm 12 quy tắc.
- Năm 1980: ICC cập nhật Incoterms nhằm đáp ứng sự tăng trưởng mạnh mẽ của vận tải hàng hóa đóng trong container. Phiên bản Incoterms 1980 bổ sung thêm một quy tắc mới là FRC (Giao cho người chuyên chở tại điểm giao hàng quy định). Phiên bản Incoterms 1980 gồm 13 quy tắc.
- Năm 1990: Ban hành phiên bản đầy đủ, toàn diện bao gồm 13 quy tắc: EXW, FCA, FOB, FAS, CFR, CIF, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP. Phiên bản này cũng bổ sung các quy định về chứng từ điện tử.
- Năm 2000: ICC thông qua việc thống nhất nghĩa vụ thông quan xuất nhập khẩu cho hàng hóa đối với người bán và người mua. Phiên bản này vẫn giữ nguyên 13 quy tắc như Incoterms 1990 đó là EXW, FCA, FOB, FAS, CFR, CIF, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP.
- Năm 2010: Phiên bản Incoterms 2010 tiếp cận đầy đủ các xu hướng mới trong thương mại hàng hóa với 11 quy tắc: EXW, FCA, FOB, FAS, CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Để các thương nhân tập trung vào phương thức vận tải khi lựa chọn quy tắc Incoterms phù hợp, Incoterms 2010 bỏ qua cách trình bay theo bốn nhóm E, F, C, D mà chỉ trình bày hai nhóm theo phương thức vận tải.
- Năm 2020: Phiên bản Incoterms mới nhất 2020.
Incoterms là viết tắt của từ International Commercial Terms trong tiếng Anh; thường được dịch sang tiếng Việt là điều kiện thương mại quốc tế, hay là tập quán thương mại quốc tế. Như vậy, Incoterms 2020 được hiểu là điều kiện thương mại quốc tế (phiên bản năm 2020).
Một số điểm khác biệt chính giữa Incoterms 2020 so với Incoterms 2010
- Incoterms 2020 lý giải rõ hơn về Incoterms® ở phần giới thiệu.
- Incoterms 2020 sắp xếp lại các mục nghĩa vụ của các bên để làm rõ hơn nội dung của nghĩa vụ giao hàng và phân chia rủi ro.
- Incoterms 2020 quy định về vận đơn On – board khi giao hàng với điều kiện FCA.
- Theo Incoterms 2020, nghĩa vụ về phân chia chi phí được dời xuống mục A9/B9.
- Incoterms 2020 quy định mức bảo hiểm của CIF và CIP.
- Incoterms 2020 Thay thế điều kiện DAT bằng DPU.
>> Điều kiện FCA (Free Carrier)
>> Điều kiện CPT (Carriage Paid To)
>> Điều kiện CIP (Carriage And Insurance Paid To)
>> Điều kiện DAP (Delivered At Place)
>> Điều kiện DPU (Delivered At Place Unloaded)
>> Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid)
>> Điều kiện FAS (Free Alongside Ship)
>> Điều kiện FOB (Free On Board)
>> Điều kiện Điều kiện CFR (Cost And Freight)
>> Điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight)
Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế - Luật Thương mại 2005 1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. |