Trong hợp đồng thương mại quốc tế có đề cập đến điều kiện DDP tại Incoterms 2020. Vậy DDP tại Incoterms 2020 có nghĩa là gì? Mong được giải đáp chi tiết! – Minh Trường (Đồng Nai).
>> Điều kiện DPU tại Incoterms 2020 là gì?
>> Điều kiện CIP tại Incoterms 2020 là gì?
Incoterms là viết tắt của từ International Commercial Terms trong tiếng Anh; thường được dịch sang tiếng Việt là điều kiện thương mại quốc tế hoặc tập quán thương mại quốc tế. Như vậy, Incoterms 2020 được hiều là điều kiện thương mại quốc tế (phiên bản năm 2020).
DDP là viết tắt của từ Delivered Duty Paid trong tiếng Anh. Như vậy, điều kiện DDP được hiểu là điều kiện giao hàng đã thông quan nhập khẩu.
Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là người bán giao hàng khi đã thông quan nhập khẩu cho hàng hóa, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.
Lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán:
Các bên nên quy định càng rõ ràng càng tốt về địa điểm vì:
- Thứ nhất, rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển sang cho người mua tại điểm giao hàng, thế nên tốt nhất là hai bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng thuộc nơi giao hàng.
- Thứ hai, người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng đến điểm giao hàng, bao gồm cả thông quan nhập khẩu, tức là đây cũng đồng thời là điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua.
- Thứ ba, địa điểm này là nơi mà người bán phải ký kết hợp đồng vận tải để đưa được hàng đến đó. Nếu xảy ra vấn đề gì với hàng hóa trước khi hàng tới điểm giao hàng, mọi tổn thất sẽ do người bán chịu (Ví dụ: người bán sẽ phải chịu tất cả các loại phí phát sinh mà người vận chuyển thu trong quá trình vận tải). Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.
Tra cứu danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Điều kiện DDP tại Incoterms 2020 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Điều kiện DDP sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.
Người xuất khẩu sẽ chịu nghĩa vụ ở mức cao nhất khi sử dụng điều kiện DDP trong giao dịch mua bán, không chỉ chịu nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng mà người bán còn phải thông quan và nộp thuế nhập khẩu hay thuế VAT và bất kì loại thuế nào khác phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu trừ khi hai bên có quy định khác. Người bán nên chú ý đến mục 5 bên dưới đề cân nhắc xem có sử dụng điều kiện DDP hay không.
Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định thì người bán sẽ phải chi trả cho chi phí này, trừ trường hợp hai bên đã có thỏa thuận trước về việc người bán sẽ được người hoàn trả chi phí này.
Như đã đề cập ở Mục 3 bên trên, điều kiện DDP yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu (nếu cần), cũng đồng thời là phải thông quan nhập khẩu và trả bất kỳ loại phí và thuế nhập khẩu nào để hoàn tất các thủ tục hải quan tại nước nhập khẩu.
Nếu người bán cảm thấy khó khăn trong việc tổ chức thông quan nhập khẩu cho lô hàng và cảm thấy người mua có khả năng và thuận lợi hơn mình trong việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu thì người bán nên cân nhắc sử dụng điếu kiện DAP (Giao hàng tại địa điểm đến) hoặc DPU (Giao hàng tại địa điểm dỡ hàng), theo đó thì người bán vẫn phải đưa hàng hóa đến điểm giao hàng nhưng sẽ không phải làm các thủ tục nhập khẩu.
Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế - Luật Thương mại 2005 1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. |