Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng không đáp ứng đủ số lượng sản phẩm, hiệu suất công việc. Vì vậy, các doanh nghiệp thường áp dụng giải pháp sử dụng lao động làm thêm giờ (hay còn gọi là tăng ca). Khi sử dụng người lao động (NLĐ) trong trường hợp này, doanh nghiệp phải lưu ý những vấn đề dưới đây.
>> Chính sách về tiền lương năm 2022
>> 04 lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc
1. Số giờ làm việc tăng ca của NLĐ
Theo Điều 107 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp được tổ chức làm thêm giờ nếu được sự đồng ý của người lao động và đáp ứng được điều kiện về số giờ làm thêm như sau:
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp đặc biệt.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
- Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
2. Sử dụng NLĐ chưa thành niên để tăng ca
Theo khoản 2 Điều 146 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động được phép huy động người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Lưu ý: Người dưới 15 tuổi không được tăng ca và làm việc vào ban đêm.
Ngoài ra, theo quy định mới ở điểm h khoản 1 Điều 147 BLLĐ 2019, công việc mà gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên thì sẽ bị cấm không được sử người lao động dưới 18 tuổi thực hiện.
3. Có được sử dụng phụ nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi để tăng ca?
Đối tượng phụ nữ mang thai khi làm việc, đặc biệt là khi tăng ca cần phải cân nhắc hơn cả. Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ tăng ca trong các trường hợp sau đây:
- Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Lưu ý: Doanh nghiệp được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng để tăng ca nếu được người đó đồng ý.
4. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Điều 108 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
Theo đó, người sử dụng lao động có quyền huy động người lao động làm thêm giờ vào bất kì ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm khi rơi vào các trường hợp đặc biệt nêu trên.
5. Tiền lương tăng ca được tính như thế nào?
Quý thành viên xem chi tiết tại công việc: Trả lương cho NLĐ làm thêm giờ vào ban ngày và Trả lương cho NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm.
Trên đây là quy định về 05 Lưu ý đối với doanh nghiệp khi sử dụng lao động tăng ca. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: