02 trường hợp giải thể của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 63/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 31/12/2024.
>> Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025
>> Mã hóa dữ liệu là gì? Một vài ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học?
Căn cứ theo khoản 2 Ðiều 5 Thông tư 63/2024/TT-NHNN, 02 trường hợp giải thể của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài;
b) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm hoặc được kiểm soát đặc biệt có tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ.
Như vậy, 02 trường hợp giải thể của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được quy định chi tiết như trên.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
02 trường hợp giải thể của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tại Điều 7 Thông tư 63/2024/TT-NHNN, 06 hành vi không được thực hiện trong quá trình thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cụ thể như sau:
Kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định thông qua việc giải thể hoặc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc giải thể hoặc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thanh lý tài sản tùy theo thời điểm nào đến trước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, người lao động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động, giao dịch liên quan đến tài sản, công nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sau đây:
1. Cất giấu, tẩu tán tài sản.
2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.
3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Cầm cố, thế chấp, tặng cho và cho thuê tài sản.
5. Ký kết thỏa thuận, hợp đồng mới trừ các thỏa thuận, hợp đồng nhằm thực hiện chấm dứt hoạt động.
6. Chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư 63/2024/TT-NHNN, quy định về hồ sơ đề nghị giải thể đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự nguyện giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản được cụ thể như sau:
2. Hồ sơ đề nghị giải thể:
a) Văn bản đề nghị giải thể;
b) Phương án thanh lý tài sản đã được cấp có thẩm quyền quyết định thông qua, bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
(i) Tên, địa chỉ, trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Tên, địa chỉ, trang thông tin điện tử của ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài);
(iii) Tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc);
(iv) Danh sách thành viên Hội đồng thanh lý (tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc);
(v) Tóm tắt tình hình tài chính và hoạt động (giá trị thực vốn điều lệ, vốn được cấp; nợ xấu; tình hình công nợ, các khoản phải thu, phải trả bao gồm nội bảng và ngoại bảng) đến thời điểm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị giải thể; trong đó xác định rõ khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
(vi) Lý do đề nghị giải thể tự nguyện;
(vii) Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, thành viên góp vốn;
(viii) Kế hoạch, biện pháp xử lý quyền lợi và nghĩa vụ, trong đó nêu rõ lộ trình thanh lý tài sản, phương án phân chia tài sản. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nêu rõ kế hoạch chuyển vốn, lợi nhuận và tài sản ra nước ngoài;
(ix) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình thanh lý tài sản, giải thể, thu hồi Giấy phép;
(x) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
c) Văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định thông qua việc giải thể, phương án thanh lý tài sản. Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị giải thể theo yêu cầu của ngân hàng mẹ, hồ sơ phải có văn bản của ngân hàng mẹ về việc giải thể, chấm dứt hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Báo cáo kết quả thẩm định giá tài sản, xác định giá trị vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
đ) Báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài năm liền kề trước năm đề nghị giải thể được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật và báo cáo tài chính quý gần nhất trước thời điểm đề nghị giải thể. Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị giải thể chưa có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nộp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán và phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo tài chính đã nộp. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi tổ chức kiểm toán độc lập phát hành báo cáo kiểm toán.