Yêu cầu về trình độ của Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ phải đáp ứng là gì?
- Yêu cầu về trình độ đối với người giữ chức vụ Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ là gì?
- Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Quyền của người giữ chức vụ Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ là gì?
- Yêu cầu về năng lực đối với người giữ chức vụ Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ là gì?
- Các mối quan hệ của Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay như thế nào?
Yêu cầu về trình độ đối với người giữ chức vụ Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo Kiến thức bổ trợ | Có trình độ đại học trở lên, nắm vững về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về lĩnh vực được phân công; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu; có khả năng phối hợp công tác. - Giữ chức Vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương Vụ trưởng trở lên ít nhất 03 năm; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. Yên tâm công tác, tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc. - Trung thành, trung thực, tận tụy, thận trọng, thẳng thắn; gương mẫu chấp hành nghiêm kỷ luật công tác, kỷ luật phát ngôn; giữ bí mật nội dung công việc. - Khả năng tổng hợp, phân tích, quy tụ, tập hợp. - Khả năng tham mưu, đề xuất, sáng tạo. - Phát hiện và giải quyết vấn đề. |
Các yêu cầu khác | - Bảo mật thông tin, thận trọng, khoa học, nguyên tắc, chịu được áp lực, phương pháp mềm dẻo linh hoạt. - Nhận diện, tham mưu đề xuất lựa chọn, sắp xếp nhân sự, tổ chức bộ máy hợp lý. |
Yêu cầu về trình độ của Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ phải đáp ứng là gì? (Hình từ Internet)
Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
TT | Các nhiệm vụ, công việc |
2.1 | Tham mưu, đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Phó Thủ tướng Chính phủ. |
2.2 | Chủ động nắm tình hình, nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích, tham mưu, đề xuất những nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Thủ tướng Chính phủ. |
2.3 | Trực tiếp phối hợp với các cơ quan, cá nhân có liên quan tham mưu, chuẩn bị văn bản, bài viết, bài phát biểu,... theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ. |
2.4 | Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ. |
Quyền của người giữ chức vụ Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ phải có quyền hạn như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.2 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo yêu cầu nhiệm vụ và theo sự phân công của lãnh đạo. |
Yêu cầu về năng lực đối với người giữ chức vụ Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Đạo đức và bản lĩnh | 5 |
Tổ chức thực hiện công việc | 5 | |
Kỹ thuật soạn thảo và ban hành văn bản | 5 | |
Giao tiếp ứng xử | 5 | |
Quan hệ phối hợp | 5 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | 4 | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Khả năng phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, đề án, chính sách phát triển kinh tế | 5 |
Khả năng tư vấn, khuyến nghị các giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động bất thường của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế | 5 | |
Khả năng tham gia ý kiến các báo cáo, đề án lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ | 5 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 5 |
Quản lý sự thay đổi | 5 | |
Ra quyết định | 5 | |
Quản lý nguồn lực | 5 | |
Phát triển nhân viên | 5 |
Các mối quan hệ của Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ có các mối quan hệ như sau:
Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp | Các đơn vị phối hợp chính |
Phó Thủ tướng Chính phủ | VPCP, các đơn vị thuộc VPCP và các cơ quan có liên quan. |
Bên ngoài
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cung cấp báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, số liệu thống kê để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. | - Tham gia các cuộc họp có liên quan. - Cung cấp các thông tin theo yêu cầu. - Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn. - Lấy thông tin thống kê. - Thực hiện báo cáo theo yêu cầu. |
Xem chi tiết bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV: Tại dây
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?