Yêu cầu trình độ đào tạo ra sao mới được làm Tuỳ viên lãnh sự?
Yêu cầu trình độ đào tạo ra sao mới được làm Tuỳ viên lãnh sự?
Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Tuỳ viên lãnh sự tại Phụ lục IID ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BNG thì Tuỳ viên lãnh sự phải đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ sau đây:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....) - Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên. - Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài). |
Kinh nghiệm | - Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện. - Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành. |
Các yêu cầu khác | - Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại. - Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. - Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị. |
Theo đó, Tuỳ viên lãnh sự phải có trình độ đào tạo như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....).
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.
- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).
Yêu cầu trình độ đào tạo ra sao mới được làm Tuỳ viên lãnh sự? (Hình từ Internet)
Tuỳ viên lãnh sự phải thực hiện những công việc nào?
Căn cứ Mục 2 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Tuỳ viên lãnh sự tại Phụ lục IID ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BNG thì Tuỳ viên lãnh sự phải thực hiện những công việc sau đây:
TT | Mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ |
2.1 | Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự | - Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam. - Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi lại, hủy bỏ các loại hộ chiếu, giấy thông hành, thị thực, giấy miễn thị thực và các giấy tờ khác phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi, công chức, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu... - Tiếp nhận đơn và chứng cứ của công dân, pháp nhân Việt Nam để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, giải quyết. - Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện việc đăng ký công dân theo quy định. - Thực hiện việc ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận. - Giúp đỡ tàu biển Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam và phương tiện giao thông vận tải khác đăng ký tại Việt Nam được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích tại quốc gia tiếp nhận. - Thực hiện nhiệm vụ phòng dịch, kiểm dịch động vật. | Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình của Việt Nam, quốc gia tiếp nhận và thông lệ quốc tế. |
2.2 | Thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân | - Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam. - Hỗ trợ công dân Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và quốc gia tiếp nhận. | Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình của Việt Nam, quốc gia tiếp nhận và thông lệ quốc tế. |
2.3 | Thực hiện công tác về người Việt Nam ở nước ngoài | - Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài. - Tạo điều kiện và hỗ trợ NVNONN ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với NVNONN. - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN. | Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình. |
2.4 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Tuỳ viên lãnh sự được những quyền lợi gì?
Căn cứ Mục 4 Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm Tuỳ viên lãnh sự tại Phụ lục IID ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BNG thì Tuỳ viên lãnh sự được những quyền lợi sau đây:
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?