Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2023/TT-BNG vị trí việc làm công chức đối ngoại trong cơ quan lĩnh vực đối ngoại

Số hiệu: 01/2023/TT-BNG Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao Người ký: Bùi Thanh Sơn
Ngày ban hành: 30/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại

Ngày 30/3/2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư 01/2023/TT-BNG hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực đối ngoại.

Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại

Theo đó, danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại, bao gồm:

- Vị trí việc làm về ngoại giao nhà nước

+ Chuyên viên cao cấp về ngoại giao nhà nước

+ Chuyên viên chính về ngoại giao nhà nước

+ Chuyên viên về ngoại giao nhà nước

-  Vị trí việc làm về biên giới, lãnh thổ quốc gia

+ Chuyên viên cao cấp về biên giới, lãnh thổ quốc gia

+ Chuyên viên chính về biên giới, lãnh thổ quốc gia

+ Chuyên viên về biên giới, lãnh thổ quốc gia

- Vị trí việc làm về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

+ Chuyên viên cao cấp về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

+ Chuyên viên chính về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

+ Chuyên viên về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

- Vị trí việc làm về lãnh sự

+ Chuyên viên cao cấp về lãnh sự

+ Chuyên viên chính về lãnh sự

+ Chuyên viên về lãnh sự

- Vị trí việc làm về lễ tân nhà nước

+ Chuyên viên cao cấp về lễ tân nhà nước

+ Chuyên viên chính về lễ tân nhà nước

+ Chuyên viên về lễ tân nhà nước

- Vị trí việc làm về luật pháp, điều ước và thỏa thuận quốc tế

+ Chuyên viên cao cấp về luật pháp, điều ước và thỏa thuận quốc tế

+ Chuyên viên chính về luật pháp, điều ước và thỏa thuận quốc tế

+ Chuyên viên về luật pháp, điều ước và thỏa thuận quốc tế

- Vị trí việc làm công chức chuyên ngành đối ngoại tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

+ Công sứ

+ Tham tán Công sứ

+ Tham tán

+ Bí thư thứ nhất

+ Bí thư thứ hai

+ Bí thư thứ ba

+ Tuỳ viên

+ Phó Tổng lãnh sự

+ Lãnh sự

+ Phó Lãnh sự

+ Tuỳ viên lãnh sự

Xem chi tiết tại Thông tư 01/2023/TT-BNG có hiệu lực từ ngày 01/5/2023.

B NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2023/TT-BNG

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2023

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH ĐỐI NGOẠI TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC NGÀNH, LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI

Căn cứ Nghị định s 81/2022/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực đối ngoại.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại trong các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực đối ngoại từ trung ương đến cấp huyện, gồm:

1. Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Ngoại giao.

2. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

3. Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về đối ngoại.

4. Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về đối ngoại.

Điều 3. Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại

1. Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.

2. Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.

Điều 4. Danh mục, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại

1. Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ Thông tư này, các cơ quan, tổ chức hành chính nêu tại Điều 2 xây dựng Đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức mình gửi cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.

Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với trường hợp công chức hiện đang giữ ngạch công chức cao hơn so với ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm được quy định tại Thông tư này thì được bảo lưu cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định.

Điều 7. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành k từ ngày 01 tháng 5 năm 2023.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Ngoại giao, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức gửi phản ánh về Bộ Ngoại giao để được hướng dẫn, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ Ngoại giao: Bộ trưởng, các Thứ trưng, các cơ quan,
đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, các CQĐD VN ở nước ngoài;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Bùi Thanh Sơn

PHỤ LỤC I

DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH ĐỐI NGOẠI
(Kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BNG ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)

STT

Tên v trí việc làm

Tương ứng ngạch công chức

Cấp trung ương

cấp tỉnh

cấp huyện

1

Vị trí việc làm về ngoại giao nhà nước

1.1

Chuyên viên cao cấp về ngoại giao nhà nước

Chuyên viên cao cấp

x

1.2

Chuyên viên chính về ngoại giao nhà nước

Chuyên viên chính

x

x

1.3

Chuyên viên về ngoại giao nhà nước

Chuyên viên

x

x

x

2

Vị trí việc làm về biên giới, lãnh thổ quốc gia

2.1

Chuyên viên cao cấp về biên giới, lãnh thổ quốc gia

Chuyên viên cao cấp

x

2.2

Chuyên viên chính về biên giới, lãnh thổ quốc gia

Chuyên viên chính

x

x

2.3

Chuyên viên về biên giới, lãnh thổ quốc gia

Chuyên viên

x

x

x

3

Vị trí việc làm về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

3.1

Chuyên viên cao cấp về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Chuyên viên cao cấp

x

3.2

Chuyên viên chính về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Chuyên viên chính

x

x

3.3

Chuyên viên về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Chuyên viên

x

x

4

Vị trí việc làm về lãnh sự

4.1

Chuyên viên cao cấp về lãnh sự

Chuyên viên cao cấp

x

4.2

Chuyên viên chính về lãnh sự

Chuyên viên chính

x

x

4.3

Chuyên viên về lãnh sự

Chuyên viên

x

x

x

5

Vị trí việc làm về lễ tân nhà nước

5.1

Chuyên viên cao cấp về lễ tân nhà nước

Chuyên viên cao cấp

x

5.2

Chuyên viên chính về lễ tân nhà nước

Chuyên viên chính

x

x

5.3

Chuyên viên về lễ tân nhà nước

Chuyên viên

x

x

x

6

Vị trí việc làm về luật pháp, điều ước và thỏa thuận quốc tế

6.1

Chuyên viên cao cấp về luật pháp, điều ước và thỏa thuận quốc tế

Chuyên viên cao cấp

x

6.2

Chuyên viên chính về luật pháp, điều ước và thỏa thuận quốc tế

Chuyên viên chính

x

x

6.3

Chuyên viên về luật pháp, điều ước và thỏa thuận quốc tế

Chuyên viên

x

x

x

7

Vị trí việc làm công chức chuyên ngành đối ngoại tại các quan đại diện Việt Nam c ngoài

7.1

Công sứ

7.2

Tham tán Công sứ

7.3

Tham tán

7.4

Bí thư thứ nhất

7.5

Bí thư thứ hai

7.6

Bí thư thứ ba

7.7

Tuỳ viên

7.8

Phó Tổng lãnh sự

7.9

Lãnh sự

7.10

Phó Lãnh sự

7.11

Tuỳ viên lãnh sự

PHỤ LỤC IIA

BẢN MÔ TẢ, KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH ĐỐI NGOẠI NGẠCH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP
(Kèm theo Thông tư s 01/2023/TT-BNG ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tên VTVL: Chuyên viên cao cấp về ngoại giao nhà nước

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan:

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng chương trình, kế hoạch đối ngoại, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

- Kiến nghị chủ trương, chính sách và chương trình, kế hoạch đối ngoại.

- Trình Bộ trưởng chủ trương, chính sách và chiến lược đối ngoại của Việt Nam đối với các nước và tổ chức quốc tế.

- Trình chủ trương xây dựng các chương trình, kế hoạch về các hoạt động đối ngoại và phát triển quan hệ của Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế.

- Chủ trì xây dựng đề án thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước và tổ chức quốc tế.

- Đóng góp ý kiến về chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch và biện pháp đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Triển khai hoạt động chính trị đối ngoại

- Tham dự/ đại diện cho Việt Nam tại các hoạt động đối ngoại với các nước và tổ chức quốc tế.

- Chủ trì trình chủ trương đề án, nội dung chính trị và tham gia các hoạt động chính trị đối ngoại của Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế.

- Tham gia hoặc chủ trì tiếp xúc, đàm phán với đại diện các nước và tổ chức quốc tế khi được ủy quyền; chuẩn bị nội dung và tham gia các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Bộ đi thăm các nước và tổ chức quốc tế; tham gia đón đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao các nước, đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực.

- Chủ trì xây dựng các văn kiện ngoại giao liên quan đến các nước và tổ chức quốc tế.

- Chủ trì chuẩn bị các hoạt động của các Ủy ban liên Chính phủ giữa Việt Nam với các nước.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Công tác nghiên cứu

- Chủ trì đề xuất, phối hợp nghiên cứu phục vụ việc hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại và việc triển khai các hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

- Tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề tài khoa học theo chương trình hàng năm của Nhà nước và của Bộ về các vấn đề phụ trách và các vấn đề chung.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Công tác kinh tế đối ngoại/ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế

- Kiến nghị chủ trương, chính sách và chiến lược về công tác ngoại giao kinh tế và các vấn đề kinh tế.

- Chủ trì xây dựng đề án và nội dung hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn quốc tế.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Công tác ngoại giao văn hóa

- Kiến nghị chủ trương, chính sách, chiến lược và các biện pháp thực hiện công tác ngoại giao văn hóa, quan hệ Việt Nam - UNESCO và hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch về công tác ngoại giao văn hóa, quan hệ Việt Nam - UNESCO và hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

- Chủ trì xây dựng và triển khai các đề án công tác, các hoạt động ngoại giao văn hóa ở trong và ngoài nước.

- Chủ trì kiểm tra, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về công tác ngoại giao văn hóa của Bộ và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.6

Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại

- Chủ trì xây dựng chủ trương, chính sách, chương trình, đề án và kế hoạch thông tin đối ngoại.

- Chủ trì và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, chiến lược, chương trình hành động về về công tác thông tin đối ngoại đối với các sự kiện đối ngoại quan trọng, các sự kiện trọng đại của đất nước, các cuộc vận động lớn.

- Chủ trì dự thảo nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí về quan điểm, lập trường chính thức về chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

- Kiến nghị chủ trương mở hoặc đóng cửa văn phòng thường trú của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.7.

Quản lý các hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam

- Tiếp xúc hoặc tham gia các hoạt động của các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế, Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam theo phân công.

- Tháp tùng Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Vụ với Trưởng các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo phân công.

- Kiến nghị biện pháp, chủ trương hợp tác giữa các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo phân công.

- Kiến nghị phương án giải quyết các yêu cầu, đề nghị của các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.8.

Quản lý các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

- Đánh giá hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

- Giải quyết các kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bn chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính.

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính ti thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, T biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có khả năng độc lập tác chiến.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4-5

• Tổ chức thực hiện công việc

4-5

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4-5

• Giao tiếp ứng xử

4-5

• Quan hệ phối hợp

4-5

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

4-5

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

4-5

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

4-5

• Khả năng nghiên cứu

4-5

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3-4

• Quản lý sự thay đổi

3-4

• Ra quyết định

3-4

• Quản lý nguồn nhân lực

3-4

• Phát triển đội ngũ

3-4

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tên VTVL: Chuyên viên cao cấp về biên giới, lãnh thổ quốc gia

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan:

Các văn bản, quy định hiện hành về công tác hoạch định và triển khai chính sách về biên giới, lãnh thổ quốc gia

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Văn bản quy phạm pháp luật

Chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và văn bản khác liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình mục tiêu

- Chủ trì tham mưu, đề xuất, kiến nghị chủ trương, chính sách liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm về biên giới, lãnh thổ quốc gia và tổ chức thực hiện.

- Chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án, dự án, chương trình mục tiêu về biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.3

Điều ước, thỏa thuận quốc tế

- Chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương, xây dựng dự thảo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực biên giới, lãnh thổ quốc gia để trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế theo thẩm quyền.

- Thẩm định các hồ sơ pháp lý về biên giới, lãnh thổ quốc gia trong phạm vi phụ trách.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.4

Nghiên cứu, dự báo tình hình

- Chủ trì nghiên cứu về chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia, các tổ chức quốc tế và các nước có liên quan trong vấn đề biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Chủ trì nghiên cứu, dự báo về xu thế, diễn biến tình hình liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia, kịp thời tham mưu, đề xuất các phương án, biện pháp của ta.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyn phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.5

Đàm phán

- Chủ trì xây dựng các phương án đàm phán và tổ chức đàm phán giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.6

Đấu tranh bảo vệ chủ quyền

- Chủ trì tham mưu, đ xuất chủ trương, xây dựng các phương án, biện pháp xử lý tranh chấp, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương, xây dựng các phương án, biện pháp đấu tranh dư luận, vận động các nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ quan điểm của Việt Nam nhm bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.7.

Công tác thông tin, tuyên truyền, tư liệu

- Chủ trì kiến nghị và xây dựng chủ trương, chính sách, chương trình, đề án và kế hoạch thông tin tuyên truyền về biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Chủ trì dự thảo, góp ý nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí về quan điểm, lập trường chính thức về chủ trương, chính sách biên giới, lãnh thổ của Việt Nam.

- Báo cáo, tham luận về công tác biên giới, lãnh thổ tại các hội nghị, hội thảo.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, cht lượng, đúng quy định, quy trình.

2.8.

Hợp tác quốc tế

- Chủ trì tham mưu, đề xuất việc Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính.

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đ 12 tháng).

- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, T biên tập, T soạn thảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ th hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đi ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4-5

• Tổ chức thực hiện công việc

4-5

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4-5

• Giao tiếp ứng xử

4-5

• Quan hệ phối hợp

4-5

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

4-5

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

4-5

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

4-5

• Khả năng nghiên cứu

4-5

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3-4

• Quản lý sự thay đổi

3-4

• Ra quyết định

3-4

• Quản lý nguồn nhân lực

3-4

• Phát triển đội ngũ

3-4

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tên VTVL: Chuyên viên cao cấp về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan:

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật đối với NVNONN

- Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước đối với NVNONN.

- Nghiên cứu, rà soát, đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đối với NVNONN.

- Chủ trì việc nghiên cứu các chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực phụ trách tại các nước có người Việt Nam sinh sống và cư trú.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.2

Tổ chức, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và rà soát việc thực hiện các chính sách chung liên quan tới công tác về NVNONN

- Đánh giá, hướng dẫn giải quyết các vấn đề phức tạp và nhạy cảm có tác động lâu dài đến NVNONN.

- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương về công tác NVNONN; đxuất việc giải quyết các kiến nghị lớn, có ý nghĩa lâu dài của các bộ, ngành và địa phương về công tác đối với NVNONN.

- Xây dựng, định hướng NVNONN tổ chức, thành lập các hội đoàn NVNONN phù hợp với pháp luật của nước sở tại và đặc điểm tình hình cộng đồng tại địa bàn.

- Tổ chức việc giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan tới việc thẩm định và công nhận danh sách Ban chấp hành các tổ chức hội đoàn do các CQĐD VN ở nước ngoài và các tổ chức hội đoàn giới thiệu.

- Tham mưu, đề xuất các hội nghị, hội thảo lớn, quan trọng liên quan đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về công tác đối với NVNONN.

- Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách về khen thưởng đối với NVNONN.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.3

Tổng hợp, đánh giá về công tác NVNONN

- Tổng hợp, đánh giá những điểm mới và dự báo dài hạn về tình hình cộng đồng theo khu vực, địa bàn cũng như theo từng lĩnh vực và các nhóm vấn đề.

- Tổ chức tổng kết tình hình cộng đồng, việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với NVNONN.

- Tham mưu, xây dựng các chương trình hành động, đề án, kế hoạch công tác lớn và dài hạn đối với NVNONN.

- Dự thảo các bài viết, phát biểu của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo cấp cao liên quan đến đường hướng, chính sách đối với NVNONN.

- Đề xuất các nội dung, định hướng lớn trong xây dựng cơ sở dữ liệu về NVNONN.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.4

Hỗ trợ, vận động cộng đồng, ổn định cuộc sng, giữ gìn bản sc văn hóa dân tộc và đóng góp cho sự phát triển của đất nước

- Hướng dẫn các Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài xử lý các trường hợp phức tạp và nhạy cảm trong công tác bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NVNONN.

- Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp lớn đ vn động, tập hợp và hỗ trợ NVNONN phát triển tiềm năng trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường hiu biết, hợp tác về các mặt với trong nước và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách, biện pháp hỗ trợ lãnh đạo các hội đoàn, lực lượng nòng cốt trong cộng đồng.

- Triển khai các biện pháp cần thiết, hỗ trợ cộng đồng NVNONN ổn định cuộc sống, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến NVNONN.

- Xây dựng, đề xuất các biện pháp lớn đấu tranh, phân hóa các thế lực phản động và các hoạt động phương hại đến hình ảnh, lợi ích dân tộc, phá hoại đoàn kết cộng đồng của các phần tử phản động người Việt.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch lớn nhằm đy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường li của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tình hình mọi mặt của đất nước cho NVNONN.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch chủ động cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của cộng đồng NVNONN cho các cơ quan báo chí trong nước.

- Xây dựng các chương trình, đề án dài hạn đ tranh thủ phóng viên trong cộng đồng tham gia đưa tin khách quan về tình hình của đất nước.

- Tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động lớn và dài hạn hỗ trợ cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa, dạy và học tiếng Việt; thúc đẩy thế hệ trẻ NVNONN hướng về cội ngun và duy trì tiếng Việt.

- Tham mưu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, biện pháp nhằm thu hút nguồn lực NVNONN trong xây dựng đất nước và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho kiu bào về nước sinh sống, làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam.

- Tham mưu, đề xuất thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế liên quan đến NVNONN, các nội dung và hình thức ký thỏa thuận hợp tác với các nước có người Việt Nam sinh sống.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyn phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính.

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, T biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đ tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có khả năng độc lập tác chiến.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4-5

• Tổ chức thực hiện công việc

4-5

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4-5

• Giao tiếp ứng xử

4-5

• Quan hệ phối hợp

4-5

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

4-5

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

4-5

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

4-5

• Khả năng nghiên cứu

4-5

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3-4

• Quản lý sự thay đổi

3-4

• Ra quyết định

3-4

• Quản lý nguồn nhân lực

3-4

• Phát triển đội ngũ

3-4

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên cao cấp về lãnh sự

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lãnh sự trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng pháp luật, đề xuất chủ trương, chính sách liên quan công tác lãnh sự

- Chủ trì xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan công tác lãnh sự.

- Kiến nghị chủ trương, chính sách liên quan đến công tác lãnh sự.

- Chủ trì xây dựng dự thảo đàm phán ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực lãnh sự.

- Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm liên quan công tác lãnh sự trong phạm vi phụ trách.

Các văn bản được Bộ Ngoại giao thẩm định, cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo tiến độ, chất lượng; kiến nghị về chủ trương, chính sách bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

2.2

Bảo hộ công dân, pháp nhân

- Chủ trì tham mưu, xây dựng đề án, phương án, biện pháp cụ thể trong việc phòng ngừa rủi ro và bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

- Chủ trì xây dựng báo cáo tổng kết việc thực hiện, kiểm tra việc thực hiện và kiến nghị ban hành thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan.

- Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện, hướng dẫn CQĐD VN nước ngoài và các cơ quan liên quan quy trình bảo hộ công dân, pháp nhân VN ở nước ngoài, quy trình xử lý các vấn đề liên quan ngư dân, tàu thuyền.

- Chủ trì kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ công dân tại CQĐD VN ở nước ngoài và các địa phương.

Các kiến nghị về chủ trương, chính sách bảo đảm kịp thời, hiệu quả; việc triển khai công tác bảo hộ được thực hiện đúng quy trình, phù hợp với quy định pháp luật liên quan, bảo đảm yêu cầu về thời gian.

2.3

Công tác về các vấn đề di cư quốc tế

- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến các vấn đề di cư quốc tế (bao gồm hoạt động di cư của công dân Việt Nam, người không quốc tịch, người tị nạn...).

- Tham gia và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế liên ngành về di cư quốc tế, phòng, chống mua bán người, phòng chống tội phạm.

- Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng kế hoạch tham gia/triển khai thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế về di cư.

- Chủ trì xây dựng, góp ý các văn bản liên quan đến di cư quốc tế, phòng, chng tội phạm, phòng, chống mua bán người.

- Chủ trì xây dựng nội dung và tham gia các tiến trình quốc tế, khu vực về di cư quốc tế.

- Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế, dự án, chương trình của nhà tài trợ nước ngoài liên quan đến vấn đề di cư quốc tế.

- Chủ trì thúc đẩy hợp tác quốc tế về di cư quốc tế, về phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người.

- Theo dõi tình hình, đề xuất các giải pháp xử lý các vấn đề liên quan người Việt Nam lao động, học tập ở nước ngoài.

Các kiến nghị, đề xuất được cấp có thẩm quyền thông qua; việc triển khai thực hiện công việc đảm bảo tiến độ, hiệu quả

2.4

Quản lý công tác lãnh sự ngoài nước

- Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo công tác lãnh sự cho các CQĐD VN ở nước ngoài.

- Chủ trì kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm liên quan đến công tác lãnh sự của các CQĐD VN ở nước ngoài.

- Chủ trì theo dõi, đề xuất biện pháp giải quyết phản ánh, khiếu nại liên quan công tác lãnh sự của CQĐD VN ở nước ngoài.

- Chủ trì đề xuất và triển khai quyết định thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan lãnh sự; chủ trì đề xuất việc thay đổi khu vực lãnh sự của cơ quan lãnh sự; làm thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự (bao gồm cả lãnh sự danh dự).

- Chủ trì tổng hợp, xây dựng báo cáo tổng kết việc thực hiện, kiểm tra việc người được ủy quyền cho các cơ quan liên quan.

- Chủ trì đề xuất và triển khai quyết định thành lp hoặc chấm dứt hoạt động của CQĐD lãnh sự; chủ trì đề xuất việc thay đổi khu vực lãnh sự của các CQĐD lãnh sự; làm thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu CQĐD lãnh sự.

- Chỉ trì đề xuất việc bổ nhiệm hoặc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự của nước CHXHCN Việt Nam.

- Hướng dẫn CQĐD xử lý các vấn đề liên quan đến quốc tịch, hộ tịch; phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết các thủ tục xin nhập, xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xác định có quốc tịch Việt Nam. Quản lý sổ đăng ký hộ tịch do các CQĐĐ chuyển lưu, thực hiện việc ghi chú các thay đổi hộ tịch và căn cứ thay đổi vào sổ đăng ký hộ tịch đó.

- Phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến các tổ chức phản động ở nước ngoài; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ Việt Nam, cải tạo, nâng cấp đài tưởng niệm liệt sỹ, quân tình nguyện Việt Nam ở nước ngoài.

- Chủ trì hoặc phối hợp xử lý các vấn đề về chủ trương, chính sách, đề án liên quan đến lao động Việt Nam ở nước ngoài, phụ nữ Việt Nam lấy chng nước ngoài.

- Chủ trì xử lý các phản ánh, kiến nghị liên quan đến công tác lãnh sự.

- Việc cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ lãnh sự cho CQĐD phải đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

- Các phản ánh kiến nghị được xử lý hiệu quả, đúng thời hạn.

2.5

Quản lý công tác lãnh sự trong nước

- Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện việc quản lý cơ quan lãnh sự nước ngoài tại VN.

- Theo dõi tình hình người nước ngoài tại VN; hướng dẫn các địa phương quy trình giải quyết các vấn đề liên quan người nước ngoài tại VN.

- Theo dõi, đề xuất giải pháp đối với vấn đề tài sản ngoại giao nước ngoài tại VN.

- Theo dõi, nghiên cứu chính sách đối với người Hoa, Hoa kiều.

- Quản lý nghiệp vụ lãnh sự và chủ trì hỗ trợ Sở Ngoại vụ TP.HCM.

Các kiến nghị, đề xuất được cấp có thẩm quyền thông qua; việc hướng dẫn, triển khai đảm bảo kịp thời, đúng quy định pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế.

2.6

Hành chính công

- Thẩm định, duyệt hồ sơ TTHC.

- Xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

- Xây dựng, dự thảo hồ sơ công bố TTHC về lĩnh vực lãnh sự; Quy trình nội bộ gii quyết TTHC; Quy trình ISO trong giải quyết công việc chuyên môn.

- Quản lý, điều hành và theo dõi việc giải quyết TTHC; tham gia nghiên cứu, xây dựng giải pháp cải tiến cơ chế, chính sách pháp luật liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa quy trình thủ tục và nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết TTHC.

- Đào tạo, hướng dẫn cán bộ, công chức về nghiệp vụ giải quyết TTHC.

- Theo dõi, đề xuất biện pháp giải quyết phản ánh, kiến nghị và khiếu nại (nếu có) của tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết TTHC.

Thẩm định, duyệt hồ sơ TTHC đúng quy định, tiến độ giải quyết TTHC; các kiến nghị, đề xuất được cấp có thẩm quyền thông qua; xử lý, đề xuất xử lý các phản ánh kiến nghị đúng quy định, có hiệu quả và đúng hạn.

2.7

Báo cáo, tổng hợp

- Chủ trì tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, lập báo cáo công tác hàng tuần, tháng, năm, định kỳ hoặc bất thường theo đề nghị của Văn phòng Bộ.

- Chủ trì lập và bảo vệ dự toán kinh phí hàng năm của Cục, công tác thanh toán, quyết toán với Cục Quản trị Tài vụ.

- Chủ trì các nội dung cải cách thủ tục hành chính, công khai thủ tục hành chính về công tác lãnh sự trên trang thông tin điện tử của Bộ và Cục.

- Chủ trì, tổng hợp, báo cáo Cục trưởng về công tác quản lý công chức và người lao động.

Báo cáo đúng thời hạn, bảo đảm đầy đủ nội dung.

2.8

Đào tạo, bồi dưỡng

- Chủ trì, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự cho cán bộ chuẩn bị đi nhiệm kỳ tại CQĐD VN ở nước ngoài; cán bộ, công chức, người lao động của Cục Lãnh sự.

1. Chủ trì, phối hợp biên soạn các văn bản, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ lãnh sự trong và ngoài nước.

2. Tham gia giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự cho cán bộ đi nhiệm kỳ tại CQĐD VN ở nước ngoài và cán bộ làm công tác đối ngoại tại các địa phương.

Cán bộ tham gia các khóa đào tạo nắm được cơ bản nghiệp vụ lãnh sự, đáp ứng yêu cầu công việc.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Trưởng phòng

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính.

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành.

Phẩm chất cá nhân

- Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đ tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có khả năng độc lập tác chiến.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4-5

• Tổ chức thực hiện công việc

4-5

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4-5

• Giao tiếp ứng xử

4-5

• Quan hệ phối hợp

4-5

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

4-5

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

4-5

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

4-5

• Khả năng nghiên cứu

4-5

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3-4

• Quản lý sự thay đổi

3-4

• Ra quyết định

3-4

• Quản lý nguồn nhân lực

• Phát triển đội ngũ

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Tên VTVL: Chuyên viên cao cấp về lễ tân nhà nước

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

Các văn bản, quy định hiện hành về công tác hoạch định và triển khai chính sách về công tác lễ tân nhà nước

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Chủ trì tham mưu tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và chủ trì xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án về công tác l tân nhà nước; chủ trì, tổ chức triển khai các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Đoàn ra, đoàn vào

- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm.

- Chủ trì xây dựng/thẩm định Đề án Lễ tân để tổ chức đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài, các tổ chức quốc tế thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ.

- Chỉ đạo/triển khai thực hiện đề án chính trị, phục vụ các đoàn Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ đi thăm, làm việc hoặc tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài; phục vụ các đoàn Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Quốc hội theo yêu cầu.

- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.2

Hội nghị, hội thảo quốc tế, sự kiện

- Chủ trì xây dựng/ thẩm định Đề án Lễ tân cho các hội nghị cấp cao quốc tế do Nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chức tại Việt Nam.

- Xây dựng/thẩm định Đề án Lễ tân tổ chức các sự kiện quan trọng của Việt Nam có mời khách cấp cao quốc tế, đoàn Ngoại giao và các trưởng đại diện của các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam.

- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.3

Ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự

- Chủ trì xây dựng, kiến nghị các chế độ ưu đãi miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và thông lệ quốc tế.

- Chủ trì xây dựng/thẩm định đề án và kiểm tra việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến ưu đãi, miễn trừ.

- Quản lý Đoàn Ngoại giao.

- Triển khai thực hiện các thủ tục lễ tân đối ngoại đối với việc cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Đại diện thường trực nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc đại diện của Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế liên chính phủ khác.

- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.4

Chuyên ngành/ nghiệp vụ

- Xây dựng chủ trương, kế hoạch, biện pháp nâng cao và cải tiến công tác lễ tân đối ngoại phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tập quán quốc tế.

- Chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác Lễ tân đối ngoại.

- Xây dựng/thẩm định các đề án đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân đối ngoại cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, các cơ quan ngoại vụ địa phương và các cơ quan, t chức khác khi có yêu cầu; biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ lễ tân.

- Thẩm định các Đề án Lễ tân để tổ chức các hoạt động của Đoàn Ngoại giao (trưởng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đi thăm địa phương của Việt Nam.

- Thẩm định Đề án tổ chức lễ trình Quốc thư và thu xếp cho các Đại sứ nước ngoài chào xã giao, chào từ biệt Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao theo quy định.

- Xây dựng/ thẩm định quy định về thư tín trong giao dịch đối ngoại.

- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Trưởng phòng

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính.

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:

+ Có quyết định của người có thẩm quyền c tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vn dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có khả năng độc lập tác chiến.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4-5

• Tổ chức thực hiện công việc

4-5

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4-5

• Giao tiếp ứng xử

4-5

• Quan h phối hợp

4-5

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

4-5

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

4-5

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

4-5

• Khả năng nghiên cứu

4-5

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3-4

• Quản lý sự thay đổi

3-4

• Ra quyết định

3-4

• Quản lý nguồn nhân lực

3-4

• Phát triển đội ngũ

3-4

Phê duyệt của lãnh đạo

PHỤ LỤC IIB

BẢN MÔ TẢ, KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH ĐỐI NGOẠI NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH
(Kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BNG ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về ngoại giao nhà nước

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan:

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng chương trình, kế hoạch đối ngoại, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

- Xây dựng chương trình, kế hoạch về các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực phụ trách.

- Đóng góp ý kiến đối với các đề án, dự án về chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch đối ngoại của các bộ, ngành trong lĩnh vực phụ trách.

- Xây dựng văn bản/ý kiến đóng góp đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Theo dõi và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và đối tác nước ngoài thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, văn bản thỏa thuận khác, kế hoạch hợp tác song phương, đa phương với các đối tác nước ngoài; tham gia thúc đẩy đối tác nước ngoài hoàn tất thủ tục nội bộ cần thiết đđiều ước quốc tế đã ký với Việt Nam có hiệu lực.

- Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu dự thảo báo cáo các cấp có thẩm quyền về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế với các nước và tổ chức quốc tế phụ trách.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Triển khai hoạt động chính trị đối ngoại

- Xây dựng đề án, nội dung và tham gia phục vụ các hoạt động đối ngoại của Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Tham gia tiếp xúc, đàm phán với đại diện các nước và tổ chức quốc tế.

- Tham gia phục vụ các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Bộ đi thăm các nước và tổ chức quốc tế.

- Tham gia đón các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Bộ, ngành các nước, đại diện các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam.

- Xây dựng đề án và triển khai tổ chức những ngày lễ lớn, những ngày kỷ niệm quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế.

- Xây dựng dự thảo văn kiện ngoại giao liên quan đến các nước và tổ chức quốc tế.

- Tham gia hoạt động của các y ban liên Chính phủ giữa Việt Nam và các nước.

- Tham gia Tổ công tác liên ngành đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao.

- Theo dõi việc thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại và xử lý các mặt quan hệ của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế của các bộ, ngành, địa phương.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Công tác nghiên cứu

- Theo dõi, cập nhật đại sự ký và tổng hợp thông tin về các vấn đề được giao phụ trách.

- Tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề tài khoa học theo chương trình hàng năm của Nhà nước và của Bộ về các vấn đề phụ trách và các vấn đề chung.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Công tác kinh tế đối ngoại/ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế

- Nghiên cứu, đánh giá, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế liên quan đến các nước và tổ chức quốc tế phụ trách.

- Tổng hợp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam khi được yêu cầu.

- Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển các địa phương của Việt Nam và các địa phương của các nước.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Công tác ngoại giao văn hóa

- Đóng góp ý kiến với các bộ, ngành, địa phương về những biện pháp và hình thức tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa và tại các nước và tổ chức quốc tế.

- Xây dựng các đề án thành lập, tổ chức hoạt động của các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài; đề án thành lập và quản lý hoạt động của các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa và các cơ sở văn hóa có tên gọi khác của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

- Tham gia tổ chức những ngày văn hóa, tuần văn hóa và các hoạt động tương tự tại các nước và tổ chức quốc tế.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.6

Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại

- Xây dựng nội dung đưa tin trên các phương tiện thông tin truyền thông về các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao và Lãnh đạo Bộ với các nước và các tổ chức quốc tế.

- Xây dựng nội dung phát biểu, trả lời phỏng vấn của Lãnh đạo cấp cao và Lãnh đạo Bộ.

- Xây dựng nội dung phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao về những vấn đề liên quan đến các nước, tổ chức quốc tế và quan hệ của Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.7.

Quản lý các hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam

- Tiếp xúc hoặc tham gia các hoạt động của các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế, Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam theo phân công.

- Chủ trì tổ chức, phục vụ các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Vụ với Trưng các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo phân công.

- Tổng hợp thông tin về tình hình hợp tác giữa các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo phân công.

- Giải quyết các yêu cầu, đề nghị của các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.8.

Quản lý các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam trong triển khai, giám sát các hoạt động đối ngoại; đánh giá hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam.

- Phối hợp giải quyết các kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

- Tham gia hỗ trợ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài v thông tin đối ngoại, ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển, ngoại giao văn hóa...

- Tham gia t chức kiểm tra ngoại ngữ địa phương cho các cán bộ của Bộ và các bộ, ngành, địa phương để bố trí công tác tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.9.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....).

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị- hành chính.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3-4

• Tổ chức thực hiện công việc

3-4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3-4

• Giao tiếp ứng xử

3-4

• Quan hệ phối hợp

3-4

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

3-4

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

3-4

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

3-4

• Khả năng nghiên cứu

3-4

Nhóm năng lực quản

• Tư duy chiến lược

2-3

• Quản lý sự thay đổi

2-3

• Ra quyết định

2-3

• Quản lý nguồn nhân lực

2-3

• Phát triển đội ngũ

2-3

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về biên giới, lãnh thổ

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Bộ Ngoại giao

Quy trình công việc liên quan:

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Văn bản quy phạm pháp luật

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và văn bản khác liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia trong phạm vi phụ trách.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch

- Triển khai thực hiện kế hoạch công tác trung hạn, hàng năm thuộc phạm vi phụ trách về biên giới, lãnh thổ quốc gia và kiểm tra việc thực hiện.

- Triển khai thực hiện chiến lược, đề án, dự án về biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc phạm vi phụ trách; phi hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.3

Điều ước, thỏa thuận quốc tế.

- Xây dựng các phương án và tổ chức triển khai thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên.

- Theo dõi và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và đối tác nước ngoài thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc các thỏa thuận khác về biên giới, lãnh thổ; xây dựng kế hoạch hợp tác song phương, đa phương với đối tác nước ngoài, thúc đẩy đối tác nước ngoài hoàn tất thủ tục nội bộ để điều ước, thỏa thuận quốc tế đã ký với Việt Nam có hiệu lực.

- Xây dựng hồ sơ pháp lý về biên giới, lãnh thổ quốc gia trong phạm vi phụ trách.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.4

Đàm phán, khảo sát

- Tham gia xây dựng phương án, tổ chức đàm phán, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý biên giới; đàm phán liên quan đến hoạch định đường biên giới; phân định bin, đảo, phân giới cm mốc biên giới đất liền và các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực biên giới, lãnh thổ.

- Xây dựng nội dung, chương trình, tổ chức thực hiện các cuộc khảo sát đơn phương, khảo sát song phương phục vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ trong phạm vi phụ trách.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.5

Quản lý biên giới đt liền, biển, đảo, vùng trời; đu tranh bảo vệ chủ quyền

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc theo dõi, tổng hợp tình hình, báo cáo cấp có thẩm quyền đề xuất về chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia, các vùng biển, đảo, vùng trời Việt Nam.

- Xây dựng và triển khai các phương án xử lý tranh chấp, đấu tranh bảo vệ ch quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại các khu vực biên giới đất liền, các vùng biển, đảo, vùng trời Việt Nam.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.6

Hợp tác quốc tế; hội nghị, hội thảo quốc tế

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai các hoạt động hợp tác, đối thoại với các nước, các đối tác có liên quan về vấn đề biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Xây dựng và triển khai các chủ trương, quan điểm pháp lý của Việt Nam liên quan đến vấn đề bin, đảo, vùng trời Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

- Chuẩn bị nội dung, triển khai tổ chức các hoạt động về các vấn đề liên quan đến biển, đảo, vùng trời của Việt Nam tại các din đàn quốc tế thuộc phạm vi phụ trách (triển khai DOC, đàm phán COC...)

- Tham mưu, hướng dẫn, đề xuất tham gia, đánh giá, kiểm tra việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc phạm vi phụ trách liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.7.

Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ

- Cung cấp, chia sẻ thông tin, tư vấn về các vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia trong phạm vi phụ trách cho các bộ, ngành, địa phương liên quan.

- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc giải quyết các vấn đ về biên giới, lãnh thổ quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương liên quan.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.8.

Công tác thông tin, tuyên truyn, tư liệu

- Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, đề án, dự án, chương trình, kế hoạch tuyên truyền về biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc phạm vi phụ trách.

- Tham gia, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án liên quan đến công tác tuyên truyền về biên giới, lãnh thổ.

- Tổ chức sưu tầm, thu thập, cung cấp thông tin chuyên ngành về biên giới, lãnh thổ; xây dựng cơ sở dữ liệu về biên giới, lãnh thổ.

- Nghiên cứu, đề xuất chủ trương xây dựng các ấn phẩm tuyên truyền, phim ảnh tuyên truyền về biên giới, lãnh thổ và tổ chức việc phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Biên tập tin, bài viết, duy trì hoạt động các trang mạng về biên giới, lãnh thổ; cung cấp tin, bài tuyên truyền về biên giới, lãnh thổ cho các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.9

Đoàn ra, đoàn vào

- Thẩm định các đề án tổ chức đoàn ra, đón đoàn thuộc thẩm quyền phụ trách.

- Thẩm định nội dung, kế hoạch phục vụ các cuộc tiếp xúc của Ủy ban với cơ quan ngoại giao các nước và các tổ chức quốc tế.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.10

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có khả năng triển khai giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3-4

• Tổ chức thực hiện công việc

3-4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3-4

• Giao tiếp ứng xử

3-4

• Quan hệ phối hợp

3-4

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

3-4

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

3-4

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

3-4

• Khả năng nghiên cứu

3-4

Nhóm năng lực quản

• Tư duy chiến lược

2-3

• Quản lý sự thay đổi

2-3

• Ra quyết định

2-3

• Quản lý nguồn nhân lực

2-3

• Phát triển đội ngũ

2-3

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan:

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác người Việt Nam ở nước ngoài được phân công phụ trách

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật đối với NVNONN

- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai chủ trương, đường li, chiến lược của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về NVNONN nhằm xây dựng cộng đồng đoàn kết, ổn định, hội nhập vào xã hội sở tại và hướng về quê hương, đất nước.

- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước đi với NVNONN.

- Nghiên cứu các chính sách, pháp luật liên quan đến ngoại kiu tại các nước có người Việt sinh sống và cư trú.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Tổ chức, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và rà soát việc thực hiện các chính sách chung liên quan tới công tác về NVNONN

- Theo dõi, hướng dẫn giải quyết các vấn đề lớn, có tác động lâu dài liên quan đến NVNONN.

- Hướng dẫn, rà soát và kiểm tra việc triển khai các chương trình, kế hoạch công tác đối với NVNONN của các bộ, ngành, địa phương; giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các bộ ngành địa phương liên quan đến công tác đối với NVNONN.

- Hỗ trợ, định hướng cộng đồng NVNONN tổ chức, thành lập các hội đoàn phù hợp với pháp luật của nước sở tại và đặc điểm, tình hình địa bàn.

- Kiến nghị, báo cáo việc thẩm định, dự thảo quyết định chuẩn y danh sách Ban chấp hành các tổ chức hội đoàn do Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài và các tổ chức hội đoàn giới thiệu.

- Đề xuất việc tổ chức các hội nghị, hi thảo về NVNONN.

- Đề xuất, kiến nghị các hình thức khen thưởng cho NVNONN theo quy định của pháp luật.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.3

Tổng hợp, đánh giá tình hình cng đng NVNONN

- Theo dõi và tổng hợp tình hình cộng đồng theo khu vực, địa bàn và theo nhóm vấn đề; báo cáo tình hình cộng đồng phục vụ cho các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao.

- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn đối với NVNONN.

- Nghiên cứu, xây dựng các Đề án, dự án chương trình, kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn liên quan đến NVNONN.

- Xây dựng các báo cáo tổng hợp, báo cáo quý, 6 tháng, tổng kết năm về tình hình cộng đồng và công tác đối với NVNONN.

- Dự thảo các bài viết, bài phát biểu của Lãnh đạo Ủy ban và Lãnh đạo Bộ liên quan đến các chủ trương, chính sách và các vấn đề lớn trong công tác đối với NVNONN.

- Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về NVNONN.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.4

- Triển khai các biện pháp cần thiết, hỗ trợ cộng đồng NVNONN ổn định cuộc sống, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến NVNONN.

- Đề xuất và phối hợp với các Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài triển khai các biện pháp bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NVNONN.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp tiếp xúc, vận động, tập hợp và hỗ trợ NVNONN phát triển tiềm năng trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường hiểu biết, hợp tác và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

- Nghiên cứu, đề xuất, triển khai chính sách, biện pháp hỗ trợ lãnh đạo các hội đoàn, lực lượng nòng cốt trong cộng đồng.

- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các hoạt động đu tranh với những hoạt động phương hại đến hình ảnh, lợi ích dân tộc, phá hoại đoàn kết cng đồng của các phần tử phản động người Việt.

- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kế hoạch và kiến nghị các biện pháp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tình hình mọi mặt của đất nước cho NVNONN.

- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình kế hoạch và kiến nghị các biện pháp thông tin về tình hình, hoạt động của cộng đồng NVNONN cho các cơ quan báo chí ở trong nước.

- Xây dựng các đề án, kế hoạch, chương trình lớn về giữ gìn bản sắc văn hóa; dạy và học tiếng Việt; tổ chức các hoạt động cho các thế hệ trẻ NVNONN hướng về cội nguồn.

- Tham mưu, đề xuất việc ký thỏa thuận hợp tác quốc tế với các nước có người VN sinh sống nhằm hỗ trợ cho cộng đồng NVNONN.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....).

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị- hành chính.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3-4

• Tổ chức thực hiện công việc

3-4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3-4

• Giao tiếp ứng xử

3-4

• Quan hệ phối hợp

3-4

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

3-4

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

3-4

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

3-4

• Khả năng nghiên cứu

3-4

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2-3

• Quản lý sự thay đổi

2-3

• Ra quyết định

2-3

• Quản lý nguồn nhân lực

2-3

• Phát triển đội ngũ

2-3

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về lãnh sự

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lãnh sự trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng pháp luật, đề xuất chủ trương, chính sách liên quan công tác lãnh sự

- Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan công tác lãnh sự.

- Tham gia kiến nghị chủ trương, chính sách liên quan đến công tác lãnh sự.

- Chủ trì hoặc tham gia đàm phán ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực lãnh sự.

- Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm liên quan công tác lãnh sự trong phạm vi phụ trách.

Các văn bản được Bộ Ngoại giao thẩm định, cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo tiến độ, chất lượng; kiến nghị về chủ trương, chính sách bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

2.2

Bảo hộ công dân, pháp nhân

- Tham mưu hoặc phối hợp xây dựng đề án, phương án, biện pháp cụ thể trong việc phòng ngừa rủi ro và bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

- Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng báo cáo tổng kết việc thực hiện, kiểm tra việc thực hiện và kiến nghị ban hành thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện, hướng dẫn CQĐD VN ở nước ngoài và các cơ quan liên quan quy trình bảo hộ công dân, pháp nhân VN ở nước ngoài, quy trình xử lý các vấn đề liên quan ngư dân, tàu thuyền.

- Chủ trì kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ công dân tại CQĐD VN ở nước ngoài và các địa phương.

Các kiến nghị về chủ trương, chính sách bảo đảm kịp thời, hiệu quả; việc triển khai công tác bảo hộ được thực hiện đúng quy trình, phù hợp với quy định pháp luật liên quan, bảo đảm yêu cầu về thời gian.

2.3

Công tác về các vấn đề di cư quốc tế

- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách liên quan đến các vấn đề di cư quốc tế (bao gồm hoạt động di cư của công dân Việt Nam, người không quốc tịch, người tị nạn...).

- Tham gia và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế liên ngành về di cư quốc tế, phòng, chống mua bán người, phòng chống tội phạm.

- Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng kế hoạch tham gia/triển khai thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế về di cư.

- Chủ trì xây dựng, góp ý các văn bản liên quan đến di cư quốc tế, phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người.

- Chủ trì xây dựng nội dung và tham gia các tiến trình quốc tế, khu vực về di cư quốc tế.

- Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế, dự án, chương trình của nhà tài trợ nước ngoài liên quan đến vấn đề di cư quốc tế.

- Chủ trì thúc đẩy hợp tác quốc tế về di cư quốc tế, về phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người.

- Theo dõi tình hình, đề xuất các giải pháp xử lý các vấn đề liên quan người Việt Nam lao động, học tập ở nước ngoài.

Các kiến nghị, đề xuất được cấp có thẩm quyền thông qua; việc triển khai thực hiện công việc đảm bảo tiến độ, hiệu quả

2.4

Quản lý công tác lãnh sự ngoài nước

- Tham gia hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ lãnh sự tại các CQĐD VN ở nước ngoài.

- Theo dõi, rà soát các báo cáo lãnh sự; đánh giá công tác lãnh sự của CQĐD, yêu cầu chấn chỉnh hoặc kiến nghị Lãnh đạo Cục trình Bộ trưởng xử lý các sai phạm trong công tác lãnh sự của CQĐD VN ở nước ngoài.

1. Theo dõi, quản lý việc sử dụng n phẩm trắng lãnh sự của các CQĐD (bao gồm cả ấn phẩm trắng hỏng); đề xuất việc cung cấp ấn phẩm trắng lãnh sự cho các CQĐD.

Giải quyết việc chấp thuận và chấm dứt ủy quyền ký giấy tờ lãnh sự của các cán bộ CQĐD và giới thiệu chữ ký của

- Việc cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ lãnh sự cho CQĐD phải đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

- Các phản ánh kiến nghị được xử lý hiệu quả, đúng thời hạn.

2.5

Quản lý công tác lãnh sự trong nước

- Xây dựng và tổ chức thực hiện việc quản lý cơ quan lãnh sự nước ngoài tại VN.

- Theo dõi tình hình người nước ngoài tại VN; hướng dẫn các địa phương quy trình giải quyết các vấn đề liên quan người nước ngoài tại VN.

- Theo dõi, đề xuất giải pháp đối với vấn đề tài sản ngoại giao nước ngoài tại VN.

- Theo dõi, nghiên cứu chính sách đối với người Hoa, Hoa kiều.

- Quản lý nghiệp vụ lãnh sự và chủ trì hỗ trợ Sở Ngoại vụ TP.HCM.

Các kiến nghị, đề xuất được cấp có thẩm quyền thông qua; việc hướng dẫn, triển khai đảm bảo kịp thời, đúng quy định pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế.

2.6

Hành chính công

- Thẩm định, duyệt hồ sơ TTHC.

- Xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

- Xây dựng, dự thảo hồ sơ công bố TTHC về lĩnh vực lãnh sự; Quy trình nội bộ giải quyết TTHC; Quy trình ISO trong giải quyết công việc chuyên môn.

- Quản lý, điều hành và theo dõi việc giải quyết TTHC; tham gia nghiên cứu, xây dựng giải pháp cải tiến cơ chế, chính sách pháp luật liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa quy trình thủ tục và nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết TTHC.

- Đào tạo, hướng dẫn cán bộ, công chức về nghiệp vụ giải quyết TTHC.

- Theo dõi, đề xuất biện pháp giải quyết phản ánh, kiến nghị và khiếu nại (nếu có) của tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết TTHC.

Thẩm định, duyệt hồ sơ TTHC đúng quy định, tiến độ giải quyết TTHC; các kiến nghị, đề xuất được cấp có thẩm quyền thông qua; xử lý, đề xuất xử lý các phản ánh kiến nghị đúng quy định, có hiệu quả và đúng hạn.

2.7

Báo cáo, tổng hợp

- Chủ trì tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, lập báo cáo công tác hàng tuần, tháng, năm, định kỳ hoặc bất thường theo đề nghị của Văn phòng Bộ.

- Chủ trì lập và bảo vệ dự toán kinh phí hàng năm của Cục, công tác thanh toán, quyết toán với Cục Quản trị Tài vụ.

- Chủ trì các nội dung cải cách thủ tục hành chính, công khai thủ tục hành chính về công tác lãnh sự trên trang thông tin điện tử của Bộ và Cục.

- Chủ trì, tổng hợp, báo cáo Cục trưởng về công tác quản lý công chức và người lao động.

Báo cáo đúng thời hạn, bảo đảm đầy đủ nội dung.

2.8

Đào tạo, bồi dưỡng

- Chủ trì, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự cho cán bộ chuẩn bị đi nhiệm kỳ tại CQĐD VN ở nước ngoài; cán bộ, công chức, người lao động của Cục Lãnh sự.

1. Chủ trì, phối hợp biên soạn các văn bản, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ lãnh sự trong và ngoài nước.

- Tham gia giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự cho cán bộ đi công tác nhiệm kỳ.

Cán bộ tham gia các khóa đào tạo nm được cơ bản nghiệp vụ lãnh sự, đáp ứng yêu cầu công việc.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Trưởng phòng

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có khả năng triển khai giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đi trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3-4

• Tổ chức thực hiện công việc

3-4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3-4

• Giao tiếp ứng xử

3-4

• Quan hệ phối hợp

3-4

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

3-4

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

3-4

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

3-4

• Khả năng nghiên cứu

3-4

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2-3

• Quản lý sự thay đổi

2-3

• Ra quyết định

2-3

• Quản lý nguồn nhân lực

2-3

• Phát triển đội ngũ

2-3

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về lễ tân nhà nước

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lễ tân trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Đoàn ra, đoàn vào

- Xây dựng Kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm.

- Xây dựng/thẩm định Đề án tổ chức đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài, các tổ chức quốc tế thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ.

- Chỉ đạo/triển khai thực hiện đề án chính trị, phục vụ các đoàn Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ đi thăm, làm việc hoặc tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài; phục vụ các đoàn Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Quốc hội theo yêu cầu.

Việc xây dựng Kế hoạch, Đề án được Bộ Ngoại giao và cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc tổ chức thực hiện bảo đảm quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.2

Hội nghị, hội thảo quốc tế, sự kiện

- Xây dựng/thẩm định Đề án tổ chức các hội nghị cấp cao quốc tế do Nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chức tại Việt Nam.

- Xây dựng/thẩm định Đề án tổ chức các sự kiện quan trọng của Việt Nam có mời khách cấp cao quốc tế, đoàn Ngoại giao và các trưởng đại diện của các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam.

Việc tổ chức được Bộ Ngoại giao và cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, về thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau hội nghị

2.3

Ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự

- Đề xuất, tham mưu, kiến nghị các chế độ ưu đãi miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và thông lệ quốc tế.

- Xây dựng/thẩm định đề án và kiểm tra việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến ưu đãi, miễn trừ.

- Quản lý Đoàn Ngoại giao.

- Triển khai thực hiện các thủ tục lễ tân đối ngoại đối với việc cử Đại s đặc mệnh toàn quyền nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Đại diện thường trực nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc đại diện của Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế liên chính phủ khác.

Các văn bản được Bộ Ngoại giao thẩm định, cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc thực hiện các văn bản đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra

2.4

Chuyên ngành

- Xây dựng chủ trương, kế hoạch, biện pháp nâng cao và cải tiến công tác lễ tân đối ngoại phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tập quán quốc tế.

- Chủ trì, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác lễ tân đối ngoại.

- Kim tra việc thực hiện các quy định v nghi lễ đối ngoại trong công tác đón tiếp khách nước ngoài.

- Xây dựng/ thẩm định các đề án đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân đối ngoại cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, các cơ quan ngoại vụ địa phương và các cơ quan, tổ chức khác khi có yêu cầu; biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ lễ tân.

- Thẩm định các Đề án Lễ tân để tổ chức các hoạt động của Trưởng CQĐD Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự, cơ quan Đại diện các TCQT tại Việt Nam đi thăm địa phương của Việt Nam.

- Thẩm định Đề án tổ chức lễ trình Quốc thư và thu xếp cho các Trưởng cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài chào xã giao, chào từ biệt Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao theo quy định.

- Xây dựng/ thẩm định quy định về thư tín trong giao dịch đối ngoại.

Các văn bản được Bộ Ngoại giao thẩm định, cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc thực hiện các văn bản đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra.

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Cục trưởng

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có khả năng triển khai giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3-4

• Tổ chức thực hiện công việc

3-4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3-4

• Giao tiếp ứng xử

3-4

• Quan hệ phối hợp

3-4

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

3-4

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

3-4

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

3-4

• Khả năng nghiên cứu

3-4

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2-3

• Quản lý sự thay đổi

2-3

• Ra quyết định

2-3

• Quản lý nguồn nhân lực

2-3

• Phát triển đội ngũ

2-3

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về luật pháp và điều ước quốc tế

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Đề xuất tổ chức công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được phân công phụ trách, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng pháp luật, đề xuất chủ trương, chính sách liên quan đến công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

- Xây dựng văn bản quy nham pháp luật, văn bản hướng dẫn, các chủ trương, chính sách về công tác ĐƯQT, TTQT.

- Nghiên cứu, xây dựng đề xuất ký kết và thực hiện các Công ước quốc tế, ĐƯQT về công tác ký kết ĐƯQT của nhà nước và Chính phủ.

- Xây dựng VBQPPL, văn bản hướng dẫn về ký kết và thực hiện ĐƯQT, TTQT.

2.2

Công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về ĐƯQT và TTQT

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ký kết và thực hiện ĐƯQT, TTQT.

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến cho các bộ, ngành, địa phương nội dung quy định pháp luật về ký kết và thực hiện ĐƯQT, TTQT.

- Theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật về ĐƯQT và TTQT.

- Hàng năm tổ chức tập huấn về công tác ĐƯQT, TTQT.

- Theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật về ĐƯQT, TTQT.

2.3

Tham gia hợp tác quốc tế về quản lý ĐƯQT, TTQT

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ĐƯQT, TTQT

Kiến nghị và triển khai chủ trương hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về ĐƯQT, TTQT.

2.4

Tham gia kiểm tra đề xuất ký, gia nhập ĐƯQT do các bộ, ngành, địa phương hoặc các đơn vị khác trong Bộ đề xuất.

Kiểm tra đề xuất ký, gia nhập ĐƯQT, tập trung các nội dung:

- Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, cấp ký, ngôn ngữ, hiệu lực và kỹ thuật văn bản ĐƯQT.

- Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất ký, gia nhập ĐƯQT.

- Tính thống nhất của văn bản ĐƯQT bằng tiếng Việt với văn bản ĐƯQT bằng tiếng nước ngoài.

Dự thảo văn bản kiểm tra điều ước quốc tế đúng thời hạn, chất lượng.

2.5

Tổ chức lễ ký ĐƯQT nhân dịp các Đoàn cấp cao

- Rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng của ĐƯQT.

- Phối hợp với bên nước ngoài tổ chức lễ ký ĐƯQT trong chuyến thăm đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật.

- Kịp thời rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng của ĐƯQT.

- Phối hợp với bên nước ngoài tổ chức lễ ký ĐƯQT nhân dịp các đoàn cấp cao

2.6

Thực hiện các thủ tục đối ngoại liên quan đến ĐƯQT

- Cấp giấy ủy quyền đàm phán, ủy quyền ký ĐƯQT

- Cấp giấy ủy nhiệm tham gia hội nghị quốc tế.

- Gửi văn kiện phê duyệt/phê chuẩn hoặc gia nhập ĐƯQT.

- Thông báo đối ngoại về bảo lưu/ chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu/rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu của Việt Nam.

- Chủ trì hoặc phối hợp thông báo về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn ĐƯQT.

- Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT, chấm dứt áp dụng tạm thời ĐƯQT.

- Đăng ký ĐƯQT với Ban thư ký của LHQ.

- Thông báo hiệu lực, sao lục ĐƯQT cho các bộ, ngành liên quan.

- Thực hiện kịp thời các thủ tục đối ngoại liên quan đến ký kết điều ước quốc tế theo thẩm quyền đúng hạn.

- Kịp thời thông báo hiệu lực và sao lục điều ước quốc tế cho các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

2.7.

Công tác quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐƯQT, quản lý TTQT của Việt Nam

- Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐƯQT, đăng tải ĐƯQT, thông tin về hiệu lực của ĐƯQT trên cơ sở dữ liệu về ĐƯQT.

- Lưu trữ bản gốc ĐƯQT mà Viêt Nam đã ký.

- Lưu bản sao các TTQT mà các bộ, ngành, địa phương đã ký.

- Cấp bản sao ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên được lưu trữ, lưu chiểu tại Bộ Ngoại giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Trang Web được công khai, cập nhật, đăng tải thường xuyên các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết.

- Kịp thời cấp bản sao ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2.8.

Công tác báo cáo

Xây dựng dự thảo Báo cáo hàng năm và các báo cáo đột xuất, chuyên đề về công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

Dự thảo Báo cáo hàng năm và các báo cáo đột xuất, chuyên đề về công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

2.9

Công tác nghiên cứu

Chủ trì nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ký kết và thực hiện ĐƯQT, TTQT

Đề tài nghiên cứu được nghiệm thu, có chất lượng và đúng thời hạn.

2.10

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng ch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính.

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, T soạn thảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có khả năng độc lập tác chiến.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3-4

• Tổ chức thực hiện công việc

3-4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3-4

• Giao tiếp ứng xử

3-4

• Quan hệ phối hợp

3-4

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

3-4

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

3-4

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

3-4

• Khả năng nghiên cứu

3-4

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2-3

• Quản lý sự thay đổi

2-3

• Ra quyết định

2-3

• Qun lý nguồn nhân lực

2-3

• Phát triển đội ngũ

2-3

Phê duyệt của lãnh đạo

PHỤ LỤC IIC

BẢN MÔ TẢ, KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH ĐỐI NGOẠI NGẠCH CHUYÊN VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BNG ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về ngoại giao nhà nước

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Bộ Ngoại giao

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng chương trình, kế hoạch đối ngoại, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

- Dự thảo chương trình, kế hoạch về các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực phụ trách.

- Dự thảo ý kiến đóng góp đối với các đề án, dự án về chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch đối ngoại của các bộ, ngành trong lĩnh vực phụ trách.

- Dự thảo văn bản/ý kiến đóng góp đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Theo dõi và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và đối tác nước ngoài thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, văn bản thỏa thuận khác, kế hoạch hợp tác song phương, đa phương với các đối tác nước ngoài; tham gia thúc đẩy đối tác nước ngoài hoàn tất thủ tục nội bộ cần thiết để điều ước quốc tế đã ký với Việt Nam có hiệu lực.

- Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu dự thảo báo cáo các cấp có thẩm quyền về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế với các nước và tổ chức quốc tế phụ trách.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Triển khai hoạt động chính trị đối ngoại

- Dự thảo đề án, nội dung và tham gia phục vụ các hoạt động đối ngoại của Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Tham gia tiếp xúc, đàm phán với đại diện các nước và tổ chức quốc tế.

- Tham gia phục vụ các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Bộ đi thăm các nước và tổ chức quốc tế.

- Tham gia đón các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Bộ, ngành các nước, đại diện các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam.

- Xây dựng đề án và triển khai tổ chức những ngày lễ lớn, những ngày kỷ niệm quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế.

- Xây dựng dự thảo văn kiện ngoại giao liên quan đến các nước và tổ chức quốc tế.

- Tham gia hoạt động của các Ủy ban liên Chính phủ giữa Việt Nam và các nước.

- Tham gia Tổ công tác liên ngành đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao.

- Theo dõi việc thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại và xử lý các mặt quan hệ của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế của các bộ, ngành, địa phương.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Công tác nghiên cứu

- Theo dõi, cập nhật đại sự ký và tổng hợp thông tin về các vấn đề được giao phụ trách.

- Tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề tài khoa học theo chương trình hàng năm của Nhà nước và của Bộ về các vấn đề phụ trách và các vấn đề chung.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Công tác kinh tế đối ngoại/ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế

- Nghiên cứu, đánh giá, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế liên quan đến các nước và tổ chức quốc tế phụ trách.

- Cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam khi được yêu cầu.

- Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển các địa phương của Việt Nam và các địa phương của các nước.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Công tác ngoại giao văn hóa

- Đóng góp ý kiến với các bộ, ngành, địa phương về những biện pháp và hình thức tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa và tại các nước và tổ chức quốc tế.

- Dự thảo các đề án thành lập, tổ chức hoạt động của các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài; đề án thành lập và quản lý hoạt động của các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa và các cơ sở văn hóa có tên gọi khác của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

- Tham gia hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương tổ chức những ngày văn hóa, tuần văn hóa và các hoạt động tương tự tại các nước và tổ chức quốc tế.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.6

Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại

- Dự thảo nội dung đưa tin trên các phương tiện thông tin truyền thông về các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao và Lãnh đạo Bộ với các nước và các tổ chức quốc tế.

- Dự thảo nội dung phát biểu, trả lời phỏng vấn của Lãnh đạo cấp cao và Lãnh đạo Bộ.

- Dự thảo nội dung phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao về những vấn đề liên quan đến các nước, tổ chức quốc tế và quan hệ của Việt Nam với các nước và tổ chức quốc tế.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.7.

Quản lý các hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam

- Tiếp xúc hoặc tham gia các hoạt động của các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế, Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam theo phân công.

- Tham gia tổ chức, phục vụ các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Vụ với Trưởng các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo phân công.

- Theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình hợp tác giữa các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo phân công.

- Triển khai giải quyết các yêu cầu, đề nghị của các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.8.

Quản lý các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam trong triển khai, giám sát các hoạt động đối ngoại; đánh giá hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam.

- Phối hợp giải quyết các kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

- Tham gia hỗ trợ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về thông tin đối ngoại, ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển, ngoại giao văn hóa...

- Tham gia tổ chức kiểm tra ngoại ngữ địa phương cho các cán bộ của Bộ và các bộ, ngành, địa phương để bố trí công tác tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bn chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có khả năng triển khai giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, ging dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

2-3

• Tổ chức thực hiện công việc

2-3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2-3

• Giao tiếp ứng xử

2-3

• Quan hệ phối hợp

2-3

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2-3

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

2-3

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

2-3

• Khả năng nghiên cứu

2-3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1-2

• Quản lý sự thay đổi

1-2

• Ra quyết định

1-2

• Quản lý nguồn nhân lực

1-2

• Phát triển đội ngũ

1-2

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về biên giới, lãnh thổ

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ trong lĩnh vực được phân công phụ trách

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Chiến lược, đề án, kế hoạch

- Tham gia thực hiện kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm về biên giới, lãnh thổ quốc gia trong phạm vi được phân công.

- Tham gia triển khai thực hiện chiến lược, đ án, dự án, văn bản về quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc phạm vi được phân công.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.2

Điều ước, thỏa thuận quốc tế

- Tham gia xây dựng, dự thảo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia; thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết theo thẩm quyền.

- Theo dõi, tổ chức thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia trong phạm vi phụ trách.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.3

Quản lý cửa khẩu biên giới

- Tham mưu, đề xuất chủ trương trình cấp có thẩm quyền về việc quy hoạch, mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới đất liền.

- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương duy trì hoạt động, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến cửa khu biên giới đất liền.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.4

Văn phòng thường trực Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về biển đảo - hải đảo; Giúp việc Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới, cắm mốc

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và tham gia các cuộc họp của Văn phòng Thường trực UBCĐNN về BĐ- HĐ và Ban Chỉ đạo Nhà nước về PGCM biên giới đất liền.

- Thực hiện các báo cáo tháng, quý, năm, báo cáo chuyên đề và đột xuất của Văn phòng Thường trực và Ban Chỉ đạo Nhà nước.

- Điều phối, làm đầu mối liên hệ, hướng dẫn hoạt động các Ban Chỉ đạo BĐ - HĐ, Ban Chỉ đạo PGCM của các bộ, ngành, địa phương.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.5

Đàm phán, khảo sát

- Tham gia xây dựng, chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch; tổ chức và tham gia các cuộc đàm phán về biên giới, lãnh thổ trong phạm vi phụ trách.

- Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung và tổ chức thực hiện các cuộc khảo sát, làm việc đơn phương, song phương liên quan đến biên giới, lãnh thổ trong phạm vi phụ trách.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.6

Hợp tác quốc tế - Hội nghị, hội thảo quốc tế

- Chuẩn bị nội dung, triển khai tổ chức các hoạt động v các vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia tại các diễn đàn quốc tế thuộc phạm vi phụ trách.

- Nghiên cứu, đề xuất và làm đầu mi về hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân và đối tác nước ngoài trong lĩnh vực biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Đề xuất việc tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia theo thẩm quyền.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.7.

Công tác thông tin, tuyên truyền, tư liệu

- Tham gia sưu tm, thu thập, cung cấp thông tin chuyên ngành v biên giới, lãnh thổ.

- Thực hiện công tác lưu trữ, số hóa thông tin về biên giới, lãnh thổ.

- Xây dựng và quản lý thư viện chuyên ngành về biên giới, lãnh thổ.

- Xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn về tình hình công tác biên giới, lãnh thổ.

- Tham gia xây dựng các ấn phẩm, phim ảnh tuyên truyền về biên giới, lãnh thổ và tổ chức phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng, biên tập, cung cấp tin bài để duy trì hoạt động các trang mạng về biên giới, lãnh thổ.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.8.

Đoàn ra, đoàn vào

- Xây dựng các đ án và tổ chức đoàn ra, đón đoàn thuộc thẩm quyền phụ trách.

- Chuẩn bị nội dung, kế hoạch phục vụ các cuộc tiếp xúc của Ủy ban với cơ quan ngoại giao các nước, các tổ chức quốc tế, các đối tác nước ngoài.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.9.

Biên, phiên dịch

- Thực hiện công tác phiên dịch đối với các đoàn đàm phán, khảo sát, các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước;

- Dịch thuật các hồ sơ, tài liệu, văn bản, bản đồ... liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia phục vụ công tác chuyên môn.

Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.10.

Báo cáo, tổng hợp

- Xây dựng các báo cáo tổng hợp định kỳ, chuyên đ đột xuất liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Nghiên cứu, đóng góp ý kiến đối với các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và các văn bản khác liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Chuẩn bị nội dung, cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia cho lãnh đạo các cấp trong các chuyến thăm, làm việc trong và ngoài nước.

- Theo dõi và ghi sự ký về tình hình và hợp tác quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.11.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có khả năng triển khai giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

2-3

• Tổ chức thực hiện công việc

2-3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2-3

• Giao tiếp ứng xử

2-3

• Quan hệ phối hợp

2-3

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2-3

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

2-3

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

2-3

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2-3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1-2

• Quản lý sự thay đổi

1-2

• Ra quyết định

1-2

• Quản lý nguồn nhân lực

1-2

• Phát triển đội ngũ

1-2

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực được phân công phụ trách

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và thực hiện chủ trương,            chính sách và pháp luật đi với NVNONN

- Tham gia nghiên cứu và triển khai các chiến lược, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về NVNONN nhằm xây dựng cộng đồng đoàn kết, ổn định, hội nhập vào xã hội sở tại và hướng về quê hương, đất nước.

- Tham gia rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về NVNONN cho phù hợp với tình hình mới.

- Tham gia nghiên cứu chính sách, pháp luật liên quan đến ngoại kiều tại các nước có người Việt sinh sống và cư trú.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.2

Hỗ trợ, hướng dn chuyên môn nghiệp vụ và rà soát việc thực hiện các chính sách chung liên quan tới công tác về NVNONN

- Theo dõi, tham gia hướng dẫn giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến NVNONN.

- Tham gia hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác về NVNONN của các bộ, ngành và địa phương.

- Tham gia hỗ trợ, định hướng NVNONN tổ chức, thành lập các hội đoàn NVNONN phù hợp với pháp luật của nước sở tại và đặc điểm tình hình cộng đồng tại địa bàn.

- Tham gia kiến nghị, báo cáo việc thẩm định, quyết định chuẩn y danh sách Ban chấp hành các tổ chức hội đoàn do các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài và các tổ chức hội đoàn giới thiệu.

- Tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo về NVNONN.

- Tham gia kiến nghị các hình thức khen thưởng kiu bào theo quy định của pháp luật.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.3

Tổng hợp, đánh giá tình hình cộng đồng NVNONN

- Theo dõi và tổng hợp tình hình cộng đồng theo khu vực, địa bàn cũng như theo từng lĩnh vực và các nhóm vấn đề.

- Tham gia sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương, chính sách đối với NVNONN; đóng góp ý kiến cho các đề án, chương trình, kế hoạch của Bộ và các đơn vị trong Bộ.

- Tham gia xây dựng và triển khai các đề án, dự án chương trình, kế hoạch hàng năm đối với NVNONN.

- Tham gia xây dựng các báo cáo tổng hợp; báo cáo quý, 6 tháng, tổng kết năm về tình hình cộng đồng và công tác đối với NVNONN.

- Theo dõi, tổng hợp báo cáo về tình hình cộng đồng phục vụ yêu cầu công tác của Lãnh đạo Bộ và yêu cầu của các đoàn công tác.

- Dự thảo các bài viết, bài phát biểu của Lãnh đạo Ủy ban và Lãnh đạo Bộ liên quan đến công tác đối với NVNONN.

- Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về NVNONN.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.4

Hỗ trợ, vận động cộng đồng ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đóng góp cho sự phát triển của đất nước

- Tham gia hướng dẫn, phối hợp với các Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NVNONN.

- Tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp tiếp xúc, vận động, tập hợp và hỗ trợ NVNONN phát triển tim năng trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường hiểu biết, hợp tác và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

- Tham gia nghiên cứu, đề xuất, triển khai chính sách, biện pháp hỗ trợ lãnh đạo các hội đoàn, lực lượng nòng cốt trong cộng đồng.

- Triển khai các biện pháp cần thiết, hỗ trợ cộng đồng NVNONN ổn định cuộc sống, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan.

- Tham gia đấu tranh với những hoạt động phương hại đến hình ảnh, lợi ích dân tộc, phá hoại đoàn kết cộng đồng của các phần tử phản động người Việt.

- Cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tình hình mọi mặt của đất nước cho NVNONN.

- Tổng hợp thông tin về tình hình, hoạt động của cộng đồng NVNONN cung cấp cho các cơ quan báo chí ở trong nước.

- Tranh thủ phóng viên trong cộng đồng NVNONN tham gia vào việc đưa tin khách quan về tình hình của đất nước.

- Hỗ trợ cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa, dạy và học tiếng Việt; tham gia tổ chức các hoạt động cho các thế hệ trẻ NVNONN hướng về cội nguồn và duy trì tiếng Việt.

- Tham gia rà soát, kiến nghị sửa đổi các biện pháp nhm thu hút nguồn lực của cộng đồng NVNONN đối với công cuộc xây dựng đất nước và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về nước sinh sống, kinh doanh tại Việt Nam.

- Tham gia thực hiện việc ký thỏa thuận hợp tác quốc tế với các nước có người VN sinh sống nhằm hỗ trợ cộng đồng NVNONN.

- Các văn bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, đúng quy định, quy trình.

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có khả năng triển khai giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bn và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bn lĩnh

2-3

• Tổ chức thực hiện công việc

2-3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2-3

• Giao tiếp ứng xử

2-3

• Quan hệ phối hợp

2-3

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2-3

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

2-3

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

2-3

• Khả năng nghiên cứu

2-3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1-2

• Quản lý sự thay đổi

1-2

• Ra quyết định

1-2

• Quản lý nguồn nhân lực

1-2

• Phát triển đội ngũ

1-2

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về lãnh sự

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lãnh sự trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng pháp luật, đề xuất chủ trương, chính sách liên quan công tác lãnh sự

- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan công tác lãnh sự.

- Tham gia kiến nghị chủ trương, chính sách liên quan đến công tác lãnh sự.

- Chủ trì hoặc tham gia đàm phán ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực lãnh sự.

- Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm liên quan công tác lãnh sự trong phạm vi phụ trách.

Các văn bản được Bộ Ngoại giao thẩm định, cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo tiến độ, chất lượng; kiến nghị về chủ trương, chính sách bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

2.2

Bảo hộ công dân, pháp nhân

- Triển khai thực hiện công tác bảo hộ lợi ích Nhà nước, quyn và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam tại nước ngoài; giải quyết các vấn đề liên quan đến ngư dân, tàu thuyền VN.

- Tham gia xây dựng các khuyến cáo, cảnh báo đi lại cho công dân VN.

- Phối hợp triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn, phòng chng thiên tai, bão lụt trên vùng biển nước ta.

- Giải quyết, trả lời đơn, thư liên quan đến việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Các kiến nghị về chủ trương, chính sách bảo đảm kịp thời, hiệu quả; việc triển khai công tác bảo hộ được thực hiện đúng quy trình, phù hợp với quy định pháp luật liên quan, bảo đảm yêu cầu về thời gian.

2.3

Công tác về các vấn đề di cư quốc tế

- Theo dõi, xử lý các vấn đề liên quan tới vấn đề người VN di cư ra nước ngoài, người tị nạn, người không quốc tịch.

- Tham gia quản lý hoạt động của Tổ chức Di cư quốc tế (TOM), Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) tại Việt Nam; theo dõi, báo cáo, đánh giá của nước ngoài liên quan đến vấn đề di cư quốc tế của Việt Nam, bao gồm tình hình mua bán người và đ xuất hưng xử lý của ta.

- Tham gia cơ chế liên ngành v di cư quốc tế, phòng, chống mua bán người, phòng, chống tội phạm.

- Tham gia xây dựng, góp ý các văn bản liên quan đến di cư quốc tế, phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người.

- Chuẩn bị nội dung và tham gia các tiến trình quốc tế, khu vực về di cư quốc tế.

- Chuẩn bị nội dung và triển khai thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế, dự án, chương trình của nhà tài trợ nước ngoài liên quan đến vấn đề di cư.

Các kiến nghị, đề xuất được cấp có thẩm quyền thông qua; việc triển khai thực hiện công việc đảm bảo tiến độ, hiệu quả

2.4

Quản lý công tác lãnh sự ngoài nước

- Tham gia hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ lãnh sự tại các CQĐD.

- Theo dõi, rà soát các báo cáo lãnh sự; đánh giá công tác lãnh sự của CQĐD, yêu cầu chấn chỉnh hoặc kiến nghị Lãnh đạo Cục trình Bộ trưng xử lý các sai phạm trong công tác lãnh sự của CQĐD.

- Theo dõi, quản lý việc sử dụng ấn phẩm trắng lãnh sự của các CQĐD (bao gồm cả ấn phẩm trắng hỏng); đề xuất việc cung cấp ấn phẩm trắng lãnh sự cho các CQĐD.

- Giải quyết việc chấp thuận và chấm dứt ủy quyền ký giấy tờ lãnh sự của các cán bộ CQĐD và giới thiệu chữ ký của người được ủy quyền cho các cơ quan liên quan.

- Chủ trì đề xuất và triển khai quyết định thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của CQĐD lãnh sự; chủ trì đề xuất việc thay đổi khu vực lãnh sự của các CQĐD lãnh sự; làm thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu CQĐD lãnh sự.

- Chủ trì đề xuất việc bổ nhiệm hoặc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự của nước CHXHCN Việt Nam.

- Hướng dẫn CQĐD xử lý các vấn đề liên quan đến quốc tịch, hộ tịch; phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết các thủ tục xin nhập, xin thôi, xin thực hiện và kiến nghị ban hành thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật điều chỉnh các công việc lãnh sự thuộc phạm vi chức năng.

- Việc cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ lãnh sự cho CQĐD phải đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

- Các phn ánh kiến nghị được xử lý hiệu quả, đúng thời hạn.

2.5

Quản lý công tác lãnh sự trong nước

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện việc quản lý cơ quan lãnh sự nước ngoài tại VN.

- Theo dõi tình hình người nước ngoài tại VN; chủ trì hướng dẫn các địa phương quy trình giải quyết các vấn đề liên quan người nước ngoài tại VN.

- Theo dõi, đề xuất giải pháp đối với vấn đề tài sản ngoại giao nước ngoài tại VN.

- Theo dõi, nghiên cứu chính sách đối với người Hoa, Hoa kiều.

Các kiến nghị, đề xuất được cấp có thẩm quyền thông qua; việc hướng dẫn, triển khai đảm bảo kịp thời, đúng quy định pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế.

2.6

Hành chính công

- Chủ trì xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

- Chủ trì xây dựng hồ sơ công bố TTHC về lĩnh vực lãnh sự; quy trình nội bộ giải quyết TTHC; quy trình ISO trong giải quyết công việc chuyên môn.

- Quản lý, điều hành việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan nhm tháo g vướng mắc, đơn giản hóa quy trình thủ tục và nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết TTHC.

- Chủ trì giải quyết phản ánh, kiến nghị và khiếu nại (nếu có) của tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết TTHC.

Thẩm định, duyệt hồ sơ TTHC đúng quy định, tiến độ giải quyết TTHC; các kiến nghị, đề xuất được cấp có thẩm quyền thông qua; xử lý, đề xuất xử lý các phản ánh kiến nghị đúng quy định, có hiệu quả và đúng hạn.

2.7

Báo cáo, tổng hợp

- Chủ trì tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, lập báo cáo công tác hàng tuần, tháng, năm, định kỳ hoặc bất thường theo đề nghị của Văn phòng Bộ.

- Chủ trì lập và bảo vệ dự toán kinh phí hàng năm của Cục, công tác thanh toán, quyết toán với Cục Quản trị Tài vụ.

- Chủ trì các nội dung cải cách thủ tục hành chính, công khai thủ tục hành chính về công tác lãnh sự trên trang thông tin điện tử của Bộ và Cục.

- Chủ trì, tổng hợp, báo cáo Cục trưởng về công tác quản lý công chức và người lao động.

Bảo đảm đúng thời hạn, đầy đủ nội dung.

2.8

Đào tạo, bồi dưỡng

- Chủ trì, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự cho cán bộ chuẩn bị đi nhiệm kỳ tại CQĐD VN ở nước ngoài; cán bộ, công chức, người lao động của Cục Lãnh sự.

- Chủ trì, phối hợp biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ lãnh sự trong và ngoài nước.

- Tham gia giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh sự cho cán bộ đi nhiệm kỳ tại CQĐD VN ở nước ngoài và cán bộ làm công tác đối ngoại tại các địa phương.

Cán bộ tham gia các khóa đào tạo nm được cơ bản nghiệp vụ lãnh sự, đáp ứng yêu cầu công việc.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Trưởng phòng

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có khả năng triển khai giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

2-3

• Tổ chức thực hiện công việc

2-3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2-3

• Giao tiếp ứng xử

2-3

• Quan hệ phối hợp

2-3

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2-3

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

2-3

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

2-3

• Khả năng nghiên cứu

2-3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1-2

• Quản lý sự thay đổi

1-2

• Ra quyết định

1-2

• Quản lý nguồn nhân lực

1-2

• Phát triển đội ngũ

1-2

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về lễ tân nhà nước

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Tham mưu, đề xuất tổ chức các hoạt động lễ tân trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Đoàn ra, đoàn vào

- Triển khai thực hiện kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm.

- Tham gia xây dựng, triển khai thực hiện Đề án L tân để tổ chức đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài, các tổ chức quốc tế thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ.

- Triển khai thực hiện đề án chính trị, phục vụ các đoàn Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ đi thăm, làm việc hoặc tham dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài; phục vụ các đoàn Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Quốc hội theo yêu cầu.

Việc triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.2

Hội nghị, hội thảo quốc tế, sự kiện

- Tham gia xây dựng, triển khai thực hiện Đề án Lễ tân cho các hội nghị cấp cao quốc tế do Nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chức tại Việt Nam.

- Tham gia xây dựng, triển khai thực hiện Đề án Lễ tân tổ chức các sự kiện quan trọng của Việt Nam có mời khách cấp cao quốc tế, đoàn Ngoại giao và các trường đại diện của các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hp quốc tại Việt Nam.

Việc triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.3

Ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự

- Theo dõi, tổ chức thực hiện các chế độ ưu đãi miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và thông lệ quốc tế.

- Xây dựng, dự thảo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến ưu đãi, miễn trừ.

- Quản lý Đoàn Ngoại giao.

- Triển khai thực hiện các thủ tục lễ tân đối ngoại đối với việc cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Đại diện thường trực nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc đại diện của Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế liên chính phủ khác.

Các văn bản được Bộ Ngoại giao thẩm định, cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc thực hiện các văn bản đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra

2.4

Chuyên ngành/ nghiệp vụ

- Kiến nghị chủ trương, kế hoạch, biện pháp nâng cao và cải tiến công tác lễ tân đối ngoại phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và tập quán quốc tế.

- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác L tân đối ngoại.

- Xây dựng, triển khai thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân đối ngoại cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, các cơ quan ngoại vụ địa phương và các cơ quan, tổ chức khác khi có yêu cầu; biên soạn các tài liệu hưng dẫn nghiệp vụ lễ tân.

- Xây dựng, triển khai thực hiện Đề án Lễ tân đ tổ chức các hoạt động của Đoàn Ngoại giao (trường đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đi thăm địa phương của Việt Nam.

- Xây dựng Đề án tổ chức lễ trình Quốc thư và thu xếp cho các Đại sứ nước ngoài chào xã giao, chào từ biệt Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao theo quy định.

- Xây dựng, triển khai thực hiện quy định về thư tín trong giao dịch đối ngoại.

Các văn bản được Bộ Ngoại giao thẩm định, cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc thực hiện các văn bản đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra.

2.5

Thông tin, tin học

Xây dựng và quản lý trang thông tin điện tử hướng dẫn các thủ tục về lễ tân đối ngoại cho các đoàn thăm Việt Nam, các thủ tục hành chính liên quan đến nhân sự và ưu đãi miễn trừ của các cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan đại diện của các Tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Việc triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.6

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Trưởng phòng

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có khả năng triển khai giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

2-3

• Tổ chức thực hiện công việc

2-3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2-3

• Giao tiếp ứng xử

2-3

• Quan hệ phối hợp

2-3

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phối hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2-3

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

2-3

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

2-3

• Khả năng nghiên cứu

2-3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1-2

• Quản lý sự thay đổi

1-2

• Ra quyết định

1-2

• Quản lý nguồn nhân lực

1-2

• Phát triển đội ngũ

1-2

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ….
TÊN TỔ CHỨC ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về luật pháp và điều ước quốc tế

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Quy trình công việc liên quan

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Đề xuất tổ chức công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được phân công phụ trách, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng pháp luật, đề xuất chủ trương, chính sách liên quan đến công tác ĐƯQT, TTQT.

- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn các chủ trương, chính sách về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

- Tham gia nghiên cứu, đề xuất ký kết và thực hiện các Công ước quốc tế về công tác ký kết điều ước quốc tế của nhà nước và Chính phủ.

- Xây dựng VBQPPL, văn bản hướng dẫn về ký kết và thực hiện ĐƯQT, TTQT.

2.2

Công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về ĐƯQT, TTQT.

- Triển khai Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ký kết và thực hiện ĐƯQT, TTQT.

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến cho các bộ, ngành, địa phương nội dung quy định pháp luật về ký kết và thực hiện ĐƯQT, TTQT.

- Tham gia theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật về ĐƯQT và TTQT.

- Hàng năm tổ chức tập huấn về công tác ĐƯQT, TTQT.

- Theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật về ĐƯQT, TTQT.

2.3

Tham gia hợp tác quốc tế về quản lý ĐƯQT, TTQT

- Tham gia triển khai Kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vực quản lý nhà nước về ĐƯQT, TTQT

Triển khai chủ trương hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về ĐƯQT, TTQT.

2.4

Kiểm tra đề xuất ký, gia nhập ĐƯQT do các bộ, ngành, địa phương hoặc các đơn vị khác trong Bộ đề xuất.

Tham gia kiểm tra đề xuất ký, gia nhập ĐƯQT, tập trung vào các nội dung:

- Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, cấp ký, ngôn ngữ, hiệu lực và kỹ thuật văn bản ĐƯQT.

- Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất ký, gia nhập ĐƯQT.

- Tính thống nhất của văn bản ĐƯQT bằng tiếng Việt với văn bản ĐƯQT bằng tiếng nước ngoài.

Dự thảo văn bản kiểm tra điều ước quốc tế đúng thời hạn, chất lượng.

2.5

Tổ chức lễ ký ĐƯQT nhân dịp các Đoàn cấp cao

- Rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng của điều ước quốc tế.

- Phối hợp với bên nước ngoài tổ chức l ký ĐƯQT trong chuyến thăm đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật.

- Kịp thời rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng của điều ước quốc tế.

- Phối hợp với bên nước ngoài tổ chức lễ ký ĐƯQT nhân dịp các đoàn cấp cao

2.6

Thực hiện các thủ tục đối ngoại liên quan đến ĐƯQT

- Cấp giấy ủy quyền đàm phán, ủy quyền ký ĐƯQT

- Cấp giấy ủy nhiệm tham gia hội nghị quốc tế.

- Gửi văn kiện phê duyệt hoặc phê chuẩn hoặc gia nhập ĐƯQT.

- Thông báo đối ngoại về bo lưu/ chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu/ rút bảo lưu hoặc rút phản đối bo lưu của Việt Nam.

- Chủ trì hoặc phối hợp thông báo về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn ĐƯQT.

- Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT, chấm dứt áp dụng tạm thời ĐƯQT.

- Đăng ký ĐƯQT với Ban thư ký của LHQ.

- Thông báo hiệu lực, sao lục ĐƯQT cho các bộ, ngành liên quan.

- Thực hiện kịp thời các thủ tục đối ngoại liên quan đến ký kết điều ước quốc tế theo thẩm quyền đúng hạn.

- Kịp thời thông báo hiệu lực và sao lục điều ước quốc tế cho các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

2.7.

Công tác quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐƯQT, quản lý TTQT của Việt Nam

- Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐƯQT, đăng tải ĐƯQT, thông tin về hiệu lực của ĐƯQT trên cơ sở dữ liệu về ĐƯQT.

- Lưu trữ bn gốc ĐƯQT mà Việt Nam đã ký.

- Lưu bản sao các TTQT mà các bộ, ngành, địa phương đã ký.

- Cấp bản sao ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên được lưu trữ, lưu chiu tại Bộ Ngoại giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Trang Web được công khai, cập nhật, đăng ti thường xuyên các ĐƯQT mà Việt Nam đã ký kết.

- Kịp thời cấp bản sao ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2.8.

Công tác báo cáo

Tham gia tổng hợp việc Việt Nam ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hàng năm.

Dự thảo Báo cáo hàng năm và các báo cáo đột xuất, chuyên đề về công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan ch quản; các cơ quan, t chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyn hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có khả năng triển khai giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.

- Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

- Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.

- Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

5.2. Yêu cầu về năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

2-3

• Tổ chức thực hiện công việc

2-3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2-3

• Giao tiếp ứng xử

2-3

• Quan hệ phối hợp

2-3

• Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

• Ngoại ngữ

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2-3

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

2-3

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

2-3

• Khả năng nghiên cứu

2-3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1-2

• Quản lý sự thay đổi

1-2

• Ra quyết định

1-2

• Quản lý nguồn nhân lực

1-2

• Phát triển đội ngũ

1-2

Phê duyệt của lãnh đạo

PHỤ LỤC IID

BẢN MÔ TẢ, KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BNG ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Công sứ

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai thiếp lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong h với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế và các vấn đề liên quan của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chủ trì tổ chức các sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

- Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Kiến nghị chính sách, biện pháp duy trì sự gn bó và giữ gìn bản sắc dân tộc của cộng đồng NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

- Kiến nghị hình thức khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.6

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất ở nước ngoài chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.7

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Trưởng Cơ quan đại diện

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3

• Tổ chức thực hiện công việc

3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3

• Giao tiếp ứng xử

3

• Quan hệ phối hợp

3

• Sử dụng công nghệ thông tin

3

• Ngoại ngữ

3

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

3

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

3

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

3

• Khả năng nghiên cứu

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn nhân lực

3

• Phát triển đội ngũ

3

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Tham tán Công sứ

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết đ thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai thiếp lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế và các vấn đề liên quan của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chủ trì tổ chức các sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

- Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Kiến nghị chính sách, biện pháp duy trì sự gắn bó và giữ gìn bản sắc dân tộc của cộng đồng NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

- Kiến nghị hình thức khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.6

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện thng nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất ở nước ngoài chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.7

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Trưởng Cơ quan đại diện

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3

• Tổ chức thực hiện công việc

3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3

• Giao tiếp ứng xử

3

• Quan hệ phối hợp

3

• Sử dụng công nghệ thông tin

3

• Ngoại ngữ

3

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

3

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

3

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

3

• Khả năng nghiên cứu

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn nhân lực

3

• Phát triển đội ngũ

3

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Tham tán

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai thiếp lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế và các vấn đề liên quan của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chủ trì tổ chức các sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhn.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

- Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Kiến nghị chính sách, biện pháp duy trì sự gắn bó và giữ gìn bản sắc dân tộc của cộng đồng NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

- Kiến nghị hình thức khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.6

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất ở nước ngoài chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.7

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kim duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Trưng Cơ quan đại diện

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

2

• Tổ chức thực hiện công việc

2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

2

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

2

• Khả năng nghiên cứu

2

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2

• Quản lý sự thay đổi

2

• Ra quyết định

2

• Quản lý nguồn nhân lực

2

• Phát triển đội ngũ

2

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Phó Tổng Lãnh sự

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai thiếp lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế và các vấn đề liên quan của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chủ trì tổ chức các sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

- Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Kiến nghị chính sách, biện pháp duy trì sự gắn bó và giữ gìn bản sắc dân tộc của cộng đồng NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

- Kiến nghị hình thức khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.6

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất ở nước ngoài chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.7

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Trưởng Cơ quan đại diện

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng độc lập tác chiến, tiếp xúc đối ngoại.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

2-3

• Tổ chức thực hiện công việc

2-3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2-3

• Giao tiếp ứng xử

2-3

• Quan hệ phối hợp

2-3

• Sử dụng công nghệ thông tin

2-3

• Ngoại ngữ

2-3

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

2-3

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

2-3

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

2-3

• Khả năng nghiên cứu

2-3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2-3

• Quản lý sự thay đổi

2-3

• Ra quyết định

2-3

• Quản lý nguồn nhân lực

2-3

• Phát triển đội ngũ

2-3

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Bí thư thứ nhất

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; Hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận.

- Hỗ trợ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự và bảo hộ công dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

- Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam ở nước ngoài.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ NVNONN ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Dự thảo các báo cáo, công văn phục vụ việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam c đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2.6

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của vụ, đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

1-2

• Tổ chức thực hiện công việc

1-2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

1-2

• Giao tiếp ứng xử

1-2

• Quan hệ phối hợp

1-2

• Sử dụng công nghệ thông tin

1-2

• Ngoại ngữ

1-2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

1-2

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

1-2

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

1-2

• Khả năng nghiên cứu

1-2

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1-2

• Quản lý sự thay đổi

1-2

• Ra quyết định

1-2

• Quản lý nguồn nhân lực

1-2

• Phát triển đội ngũ

1-2

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Bí thư thứ hai

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận.

- Hỗ trợ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự và bảo hộ công dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

- Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam ở nước ngoài.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ NVNONN ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Dự thảo các báo cáo, công văn phục vụ việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2.6

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc hp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyn hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

1-2

• Tổ chức thực hiện công việc

1-2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

1-2

• Giao tiếp ứng xử

1-2

• Quan hệ phối hợp

1-2

• Sử dụng công nghệ thông tin

1-2

• Ngoại ngữ

1-2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

1-2

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

1-2

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

1-2

• Khả năng nghiên cứu

1-2

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1-2

• Qun lý sự thay đổi

1-2

• Ra quyết định

1-2

• Quản lý nguồn nhân lực

1-2

• Phát triển đội ngũ

1-2

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Bí thư thứ ba

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đt nước, con người của quốc gia tiếp nhận.

- Hỗ trợ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự và bảo hộ công dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

- Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam ở nước ngoài.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ NVNONN ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Dự thảo các báo cáo, công văn phục vụ việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2.6

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

1

• Tổ chức thực hiện công việc

1

• Soạn thảo và ban hành văn bản

1

• Giao tiếp ứng xử

1

• Quan hệ phối hợp

1

• Sử dụng công nghệ thông tin

1

• Ngoại ngữ

1

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

1

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

1

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

1

• Khả năng nghiên cứu

1

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1

• Quản lý sự thay đổi

1

• Ra quyết định

1

• Quản lý nguồn nhân lực

1

• Phát triển đội ngũ

1

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Tùy viên

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận.

- Hỗ trợ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự và bảo hộ công dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

- Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam ở nước ngoài.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ NVNONN ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Dự thảo các báo cáo, công văn phục vụ việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2.6

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

1

• Tổ chức thực hiện công việc

1

• Soạn thảo và ban hành văn bản

1

• Giao tiếp ứng xử

1

• Quan hệ phối hợp

1

• Sử dụng công nghệ thông tin

1

• Ngoại ngữ

1

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

1

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

1

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

1

• Khả năng nghiên cứu

1

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1

• Quản lý sự thay đổi

1

• Ra quyết định

1

• Quản lý nguồn nhân lực

1

• Phát triển đội ngũ

1

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Lãnh sự

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận.

- Hỗ trợ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

- Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam ở nước ngoài.

- Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Kiến nghị chính sách, biện pháp duy trì sự gn bó và giữ gìn bản sắc dân tộc của cộng đồng NVNONN.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ NVNONN ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

- Kiến nghị hình thức khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.6

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất ở nước ngoài chính sách đối ngoại của Việt Nam.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

1

• Tổ chức thực hiện công việc

1

• Soạn thảo và ban hành văn bản

1

• Giao tiếp ứng xử

1

• Quan hệ phối hợp

1

• Sử dụng công nghệ thông tin

1

• Ngoại ngữ

1

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

1

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

1

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

1

• Khả năng nghiên cứu

1

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1

• Quản lý sự thay đổi

1

• Ra quyết định

1

• Quản lý nguồn nhân lực

1

• Phát triển đội ngũ

1

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Phó Lãnh sự

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá.

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh

- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.2

Phục vụ phát triển kinh tế đất nước

- Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.

- Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.3

Thúc đẩy quan hệ văn hóa

- Tổng hợp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia các hoạt động thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, t chức quốc tế tiếp nhận.

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận.

- Hỗ trợ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự và bảo hộ công dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự khác.

- Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam ở nước ngoài.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ NVNONN ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.5

Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại

- Dự thảo các báo cáo, công văn phục vụ việc thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan, tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối ngoại của Việt Nam được tổ chức tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

- Dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.

2.6

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đthực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

1

• Tổ chức thực hiện công việc

1

• Soạn thảo và ban hành văn bản

1

• Giao tiếp ứng xử

1

• Quan hệ phối hợp

1

• Sử dụng công nghệ thông tin

1

• Ngoại ngữ

1

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

1

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

1

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

1

• Khả năng nghiên cứu

1

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1

• Quản lý sự thay đổi

1

• Ra quyết định

1

• Quản lý nguồn nhân lực

1

• Phát triển đội ngũ

1

Phê duyệt của lãnh đạo

TÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Tùy viên lãnh sự

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Quy trình công việc liên quan

Quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

1. Mục tiêu vị trí việc làm:

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đối ngoại trong lĩnh vực được phân công phụ trách

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam.

- Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi lại, hủy bỏ các loại hộ chiếu, giấy thông hành, thị thực, giấy miễn thị thực và các giấy tờ khác phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi, công chức, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu...

- Tiếp nhận đơn và chứng cứ của công dân, pháp nhân Việt Nam để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, giải quyết.

- Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc đăng ký công dân theo quy định.

- Thực hiện việc ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.

- Giúp đỡ tàu biển Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam và phương tiện giao thông vận tải khác đăng ký tại Việt Nam được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích tại quốc gia tiếp nhận.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng dịch, kiểm dịch động vật.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình của Việt Nam, quốc gia tiếp nhận và thông lệ quốc tế.

2.2

Thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân

- Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân Việt Nam.

- Hỗ trợ công dân Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và quốc gia tiếp nhận.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình của Việt Nam, quốc gia tiếp nhận và thông lệ quốc tế.

2.3

Thực hiện công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

- Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ NVNONN ổn định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến nghị biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với NVNONN.

- Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ cộng đồng NVNONN.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, đúng quy định, quy trình.

2.4

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng, lãnh đạo trực tiếp

Các tổ chức thuộc cơ quan theo yêu cầu

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các đơn vị của cơ quan chủ quản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan của các bộ, ngành, địa phương

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định

4.2

Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

4.3

Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

4.4

Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

4.5

Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu c thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên (theo Quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm việc tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).

Kinh nghiệm

- Đáp ứng yêu cầu công tác tại Cơ quan đại diện.

- Chức vụ ngoại giao tại Cơ quan đại diện được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.

Các yêu cầu khác

- Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

1

• Tổ chức thực hiện công việc

1

• Soạn thảo và ban hành văn bản

1

• Giao tiếp ứng xử

1

• Quan hệ phối hợp

1

• Sử dụng công nghệ thông tin

1

• Ngoại ngữ

1

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

1

• Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

1

• Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

1

• Khả năng nghiên cứu

1

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

1

• Quản lý sự thay đổi

1

• Ra quyết định

1

• Quản lý nguồn nhân lực

1

• Phát triển đội ngũ

1

Phê duyệt của lãnh đạo

PHỤ LỤC III

KHUNG CẤP ĐỘ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC ĐỐI VỚI VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH ĐỐI NGOẠI
(Kèm theo Th
ông tư số 01/2023/TT-BNG ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)

I. NHÓM NĂNG LỰC CHUNG

Cấp độ

Đạo đức và bản lĩnh

Tổ chức thực hiện công việc

Soạn thảo và ban hành văn bản

Giao tiếp ứng xử

Quan hệ phối hợp

Sử dụng ngoại ngữ

Sử dụng công ngh thông tin

5

Tạo dựng văn hóa dẫn dắt việc thực hiện đạo đức và bản lĩnh.

Đưa ra các định hướng chiến lược.

Phân tích, đánh giá, phản biện, hoạch định chính sách.

Giao tiếp tốt về vấn đề mang tính chiến lược.

Thiết lập các định hướng quan hệ đối tác chiến lược.

Sử dụng thành thạo ngôn ngữ.

Am hiểu về công nghệ thông tin và có khả năng lập trình phần mềm chuyên ngành.

4

Chủ động, trách nhiệm cao với công việc; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

Nhận biết trước và thích ứng với yêu cầu mới của công việc; phát huy nguồn lực bên trong và bên ngoài để có giải pháp đảm bảo chất lượng công việc.

Hiểu biết về vai trò, tác động xã hội của chính sách; xây dựng khung pháp lý hỗ trợ việc thực thi chính sách.

Giao tiếp tốt trong và ngoài cơ quan, đơn vị.

Thiết lập mạng lưới quan hệ ở nhiều cấp.

Sử dụng thành thạo ngôn ngữ hoặc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Am hiểu về công nghệ thông tin và sử dụng được nhiều công cụ ở trình độ cao.

3

Trách nhiệm cao với công việc được giao, gương mẫu trong thực hiện.

Đ xuất điều chỉnh thủ tục, quy trình làm việc... kịp thời để đáp ứng tốt hơn nhu cu của cơ quan, địa phương.

Phân tích, đánh giá, đề xuất chính sách phù hợp với chiến lược, định hướng dài hạn của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Giao tiếp tốt trong và ngoài cơ quan, đơn vị.

Tìm kiếm cơ hội xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ.

Sử dụng thành thạo ngôn ngữ hoặc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và sử dụng một số phần mềm nâng cao, quản trị cơ sở dữ liệu.

2

Tự nhận trách nhiệm với công việc được giao, chuẩn mực trong thực hiện.

Linh hoạt trong tổ chức thực hiện công việc nhm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đã thống nhất.

Nắm vững các quy định và vai trò, tác động của hệ thống văn bản của Đảng, văn bản pháp quy và văn bản hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

Thúc đẩy giao tiếp hai chiều.

Thiết lập được mạng lưới quan hệ tốt trong nội bộ.

Sử dụng thành thạo ngôn ngữ hoặc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Hiểu biết cơ bản về máy tính và sử dụng một số phần mềm nâng cao.

1

Trách nhiệm với công việc được giao, chuẩn mực trong thực hiện.

Tổ chức thực hiện công việc theo tiêu chuẩn chất lượng, quy trình có sẵn.

Nắm được các quy định về văn bản của Đảng, văn bản pháp quy và văn bản hành chính để áp dụng vào công việc chuyên môn.

Nghe và trình bày thông tin một cách rõ ràng.

Tạo mối quan hệ tốt, chủ động phối hợp với đồng nghiệp trong công việc.

Sử dụng thành thạo ngôn ngữ hoặc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Hiểu biết và sử dụng máy tính và một số phần mềm cơ bản.

II. NHÓM NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN

Cấp độ

Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản

Khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc đối ngoại

Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản

Khả năng nghiên cứu

5

Chủ trì nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản của hệ thống chính trị hoặc của ngành, lĩnh vực công tác được phân công, văn kiện ngoại giao liên quan đến các nước và tổ chức quốc tế.

Chủ trì tổ chức triển khai, tham gia các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc, đàm phán với đại diện các nước và tổ chức quốc tế khi được ủy quyền.

Chủ trì tổ chức thẩm định các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

- Chủ trì đề xuất nghiên cứu phục vụ việc hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại và việc triển khai các hoạt động đối ngoại của Việt Nam;

- Chủ trì nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề tài khoa học theo chương trình hàng năm của Nhà nước và của đơn vị, địa phương về các vấn đề phụ trách và các vấn đề chung.

4

- Chủ trì, tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và văn bản của hệ thống chính trị hoặc của ngành, lĩnh vực công tác được phân công, văn kiện ngoại giao liên quan đến các nước và tổ chức quốc tế.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản thuộc ngành, lĩnh vực công tác được phân công.

Chủ trì tổ chức triển khai, tham gia các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc, đàm phán với đại diện các nước và tổ chức quốc tế khi được ủy quyền.

Tổ chức thẩm định các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

- Chủ trì đ xuất nghiên cứu phục vụ việc hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại và việc triển khai các hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

- Chủ trì, tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề tài khoa học theo chương trình hàng năm của Nhà nước và của đơn vị, địa phương về các vấn đề phụ trách và các vấn đề chung.

3

- Tham gia xây dựng đề án thuộc ngành, lĩnh vực công tác được phân công.

- Tham gia xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

- Chủ trì xây dựng các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Tổ chức, tham gia triển khai các hoạt động đối ngoại thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Tham gia thẩm định các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

- Tổ chức, tham gia nghiên cứu phục vụ việc hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại và việc triển khai các hoạt động đối ngoại của Việt Nam

- Tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề tài khoa học theo chương trình hàng năm của Nhà nước và của đơn vị, đơn vị về các vấn đề phụ trách và các vấn đề chung.

2

- Tham gia xây dựng các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

- Soạn thảo các quy định cụ thể, các văn bản khác thuộc phần việc được phân công.

Tham gia các hoạt động đối ngoại thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Tham gia góp ý văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Tham gia nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề tài khoa học theo chương trình hàng năm của đơn vị/ địa phương về các vấn đề phụ trách và các vấn đề chung.

1

Soạn thảo các văn bản thuộc phần việc được phân công.

Tham gia các hoạt động đối ngoại thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Tham gia góp ý văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Tham gia nghiên cứu và triển khai thực hiện các đề tài khoa học theo chương trình hàng năm của đơn vị/ địa phương về các vấn đề phụ trách và các vấn đề chung.

III. NHÓM NĂNG LỰC QUẢN LÝ

Cấp độ

Tư duy chiến lược

Quản lý sự thay đổi

Ra quyết định

Quản lý nguồn lực

Phát triển đội ngũ

5

Định hướng mục tiêu, chiến lược phát triển dài hạn cho cơ quan, đơn vị/ ngành, lĩnh vực/ địa phương.

Nghiên cứu, đề xuất tiến hành những thay đi, cải t cơ bản trong cơ quan, đơn vị.

Tham mưu, đề xuất quyết định có ảnh hưởng lớn đến uy tín, hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Tham gia huy động nguồn lực trong và ngoài cơ quan, đơn vị.

Tạo môi trường phát triển, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.

4

Định hướng mục tiêu của lĩnh vực công tác được phân công, góp phần xây dựng chiến lược tổng thể. Nghiên cứu, đề xuất thực hiện tiến trình thay đổi trong các lĩnh vực công t

Nghiên cứu, đề xuất thực hiện tiến trình thay đổi trong các lĩnh vực công tác được phân công.

Tham mưu, đề xuất quyết định khó, phức tạp, không theo chuẩn tc thuộc quyền hạn, chức năng của lĩnh vực công tác được phân công.

Phát huy được nguồn lực của lĩnh vực công tác được phân công.

Tạo cơ hội cho đồng nghiệp phát triển bản thân.

3

Xây dựng được mục tiêu, định hướng cho mảng lĩnh vực công tác được phân công.

Nghiên cứu, đề xuất thực hiện tiến trình thay đổi trong mảng lĩnh vực công tác được phân công.

Tham mưu, đề xuất quyết định khó, phức tạp thuộc quyền hạn, chức năng của lĩnh vực công tác được phân công.

Phát huy được nguồn lực của đơn vị.

Thúc đẩy học tập liên tục và phát triển.

2

Xây dựng được mục tiêu, kế hoạch công việc cho nhóm/bộ phận.

Nghiên cứu, đề xuất thực hiện tiến trình thay đổi cho nhóm/bộ phận.

Tham mưu, đề xuất quyết định thể hiện được các nguyên tắc.

Phát huy được nguồn lực của nhóm/ bộ phận.

Hỗ trợ việc phát triển, hoàn thiện bản thân.

1

Xác định được mục tiêu, kế hoạch công việc cho bản thân.

Nghiên cứu, đề xuất thực hiện tiến trình thay đổi trong công việc.

Tham mưu, đề xuất quyết định dựa theo nguyên tắc, quy trình có sẵn.

Thực hiện công việc tiết kiệm, hiệu quả.

Chia sẻ kiến thức, chuyên môn với đồng nghiệp.

Ghi chú: Cấp độ được xác định từ cao xuống thấp, tương ứng từ 5 đến 1.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2023/TT-BNG ngày 30/03/2023 hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực đối ngoại do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.807

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.150.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!