Yêu cầu kỹ thuật đối với quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su như thế nào?

Yêu cầu kỹ thuật đối với quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su như thế nào?

TCVN 4742:1989 có thể áp dụng cho những đối tượng nào?

Căn cứ theo TCVN 4742:1989 đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn Việt Nam này như sau:

Tiêu chuẩn này áp dụng cho quần áo bảo hộ lao động dùng cho nam và nữ công nhân đi lô cao su để đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho một số đối tượng công nhân làm việc trong điều kiện tương tự (lâm nghiệp, …)

Yêu cầu kỹ thuật đối với quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su như thế nào?

Yêu cầu kỹ thuật đối với quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su như thế nào?

Yêu cầu kỹ thuật đối với quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 TCVN 4742:1989 về Quần áo bảo hộ lao động dùng cho công nhân đi lô cao su có quy định về Yêu cầu kỹ thuật đối với quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su như sau:

2.1. Nguyên liệu

2.1.1. Vải

Dùng các loại vải nêu trong Bảng 1. Cho phép dùng các loại vải khác đã được các bên hữu quan thỏa thuận nhưng phải đảm bảo các chỉ tiêu quy định trong Bảng 1.

2.1.2. Chỉ may

Chỉ may phải có độ nhỏ từ (10 tex x 3 tex) đến (20 tex x 3 tex) (Nm = 100/3 đến 50/3).

Độ bền kéo đứt của chỉ may không nhỏ hơn 15 N.

2.1.3. Cúc

Cúc không bị gãy vỡ và sứt mẻ trong thời gian sử dụng quần áo.

2.2. Yêu cầu về tính năng bảo vệ, vệ sinh và sử dụng.

2.2.1. Quần áo phải may theo đúng kích thước và kiểu mẫu quy định nhằm bảo đảm thao tác trong lao động được thuận tiện.

2.2.2. Quần áo phải có màu sẫm (thẫm), gọn, nhẹ, ít thấm ướt, mau khô, thoáng mát, che kín cơ thể phòng tránh gai cào, hạn chế được muỗi, vắt, rắn rết.

2.3. Hình dáng bên ngoài

2.3.1. Quần áo nam

Áo kiểu bludông có đai liền, cổ bẻ cài khuy, cầu vai rời hai lớp, tay dài có bác (manchette), hai túi ngực có nắp.

Quần âu cạp rời (lưng rời), có 6 quai luồn thắt lưng, hai túi ốp ngoài, cửa quần mở ở giữa và cài cúc. Ở mỗi thân sau có một đường chiết ly. Ở mỗi ống quần đều có nút cài ở cách gấu quần (lai quần) 7 cm.

2.3.2. Quần áo nữ

Áo kiểu bludông có đai liền, cổ bẻ cài khuy, có lót một lớp cầu vai bên trong, tay dài có bác, có hai túi hông bên dưới.

Quần âu cạp rời, hai túi ốp ngoài, cửa quần mở ở giữa và cài cúc. Ở mỗi thân sau có một đường chiết ly. Ở mỗi ống quần đều có nút cài ở cách gấu quần 7 cm.

2.4. Yêu cầu về cắt

2.4.1. Khi cắt phải tính thêm độ co của từng loại vải để sau khi giặt vẫn đảm bảo kích thước.

2.4.2. Tất cả các chi tiết, trừ nắp túi đều phải dọc vải và không được phép lệch quá 3 độ (góc độ tính theo điểm gốc của chiều dài chi tiết đo).

2.4.3. Các chi tiết trong sản phẩm phải cắt đúng mẫu. Các đường cắt phải chính xác, không gãy khúc. Các đường vòng như nách, cổ, tay, cửa quần khi cắt phải đảm bảo độ chính xác cao.

2.4.4. Khi cắt phải chừa đường may như sau:

Áo: Đường lộn cổ, lộn bác tay 0,5 cm

Đường tra cổ 0,6 cm

Đường giáp vai, cầu vai 1 cm

Đường sườn, dọc đường ống tay áo và vòng nách 1 cm

Quần: Đường dọc quần, giàng quần 1 cm

Đường nối cạp quần vào thân 0,7 cm

Đường của quần 0,7 cm

Đường giáp lưng phía trên 3 cm

Đường đũng quần phía dưới 1 cm

Với loại vải dễ xổ đường may phải có biện pháp khắc phục.

2.5. Yêu cầu về đường may

2.5.1 Các đường may phải thẳng đều, không sểnh sót, không nhăn nhúm, không sùi chỉ, bỏ mũi. Số mũi chỉ may trên 1 cm là 5 mũi đến 6 mũi.

2.5.2. Đầu và cuối đường may phải lại mũi 1 lần. May xong phải cắt sát chỉ và xơ vải. Các chi tiết có hai lớp vải như ve, cổ, cầu vai… phải êm phẳng trong ngoài và cân đối nhau.

2.5.3. Các đường may đè cách đường may lộn 0,5 cm đến 0,6 cm. Các đường may mí cách đường may gập 0,1 cm.

2.5.4. Vòng đũng quần may hai đường chỉ chồng lên nhau.

2.6. Quy định về thùa khuyết và đính cúc

Chiều dài khuyết phải lớn hơn đường kính cúc 1 cm. Khuyết thùa chân rết phải đều. Cúc phải đính ngang hàng với khuyết và phải đủ 16 lần chỉ.

2.7. Quần áo may xong phải được bộ phận kiểm tra kỹ thuật xác nhận.

3. Ghi nhìn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

3.1. Ghi nhãn

Nhãn bằng vải sáng kích thước 3 cm x 4 cm

Nội dung: Nơi sản xuất;

Tên hàng;

Ký hiệu vải.

áo: Đính giữa chân cổ

Quần: Đính ở chân cạp đường may dọc.

3.2. Bao gói

Quần áo phải gấp theo bộ cùng số, xếp 25 bộ vào một gói. Ngoài đơn vị bao gói ghi:

Nơi sản xuất;

Tên hàng;

Ký hiệu;

Cỡ số;

Số lượng.

3.3. Vận chuyển và bảo quản

Hàng phải để trong kho khô ráo, sạch sẽ. Khi vận chuyển phải có phương tiện che mưa, nắng.

Hình dáng và hướng dẫn đo thành phẩm quần áo bảo hộ lao động dùng cho nam công nhân đi lô cao su.

bảo hộ

Số đo quần áo bảo hộ cho công nhân nam nữ đi lô cao su ra sao?

Số đo quần áo bảo hộ cho công nhân nam, nữ đi lô cao su được quy định theo Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo TCVN 4742:1989 như sau:

tải về

Chi tiết số đo quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su: TẢI VỀ

Quần áo bảo hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Yêu cầu kỹ thuật đối với quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su như thế nào?
Lao động tiền lương
TCVN 4742:1989 về quần áo bảo hộ có thể áp dụng cho những đối tượng nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quần áo bảo hộ
532 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quần áo bảo hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quần áo bảo hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào