Yêu cầu kỹ thuật đối với máng trượt sử dụng xe trượt trong khu vui chơi giải trí theo quy định QCVN 35:2019/BLĐTBXH ra sao?
- Yêu cầu kỹ thuật đối với máng trượt sử dụng xe trượt trong khu vui chơi giải trí theo quy định QCVN 35:2019/BLĐTBXH ra sao?
- Yêu cầu đối với nhân viên làm việc theo QCVN 35:2019/BLĐTBXH ra sao?
- Đặt biển hiệu, biển báo cho hoạt động máng trượt tại khu vui chơi như thế nào đạt chuẩn QCVN 35:2019/BLĐTBXH?
Yêu cầu kỹ thuật đối với máng trượt sử dụng xe trượt trong khu vui chơi giải trí theo quy định QCVN 35:2019/BLĐTBXH ra sao?
Căn cứ theo Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 35:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với hệ thống máng trượt dùng trong công trình vui chơi công cộng quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống máng trượt như sau:
- Yêu cầu kỹ thuật chung:
+ Độ dốc trung bình của máng trượt: máng trượt hình máng từ 5% - 20% và đối với máng trượt hình trụ từ 6% - 30%.
+ Độ dốc lớn nhất của máng trượt: máng trượt hình máng 20%, máng trượt hình trụ 30%.
+ Đường kính tối thiểu của dây cáp không nhỏ hơn quy định trong thiết kế của nhà sản xuất và không nhỏ hơn 10mm trong mọi trường hợp.
+ Tất cả các xe trượt đều phải được lắp phanh.
+ Tốc độ tối đa cho phép của xe trượt ở bất kỳ đoạn nào của máng trượt là 40km/h.
+ Tại trạm cuối của hệ thống máng trượt, phải lắp đặt hệ thống phanh xe kéo dài ít nhất 10m và lưới an toàn.
+ Cạnh bên của máng trượt hình máng phải được thiết kế nhô cao để đảm an toàn cho xe trượt khi đạt vận tốc 40km/h. Khoảng cách từ bánh xe đến điểm xa nhất cạnh bên của máng trượt ở mọi vị trí không được nhỏ hơn 10cm.
+ Phải có đủ thiết bị chiếu sáng dọc tuyến máng trượt khi vận hành vào ban đêm.
- Yêu cầu kỹ thuật riêng đối với máng trượt:
+ Độ cao của giá đỡ không quá 6m. Nếu độ cao của giá đỡ nhỏ hơn 2m thì phải lắp lưới an toàn ở 2 bên máng trượt. Khi độ cao của giá đỡ lớn hơn 2m, 2 bên máng trượt phải có lan can bảo vệ, khoảng cách giữa 2 lan can này cách nhau ít nhất là 0,8m.
+ Móng của máng trượt và giá đỡ phải đảm bảo kiên cố theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng.
+ Không để bất kỳ chướng ngại vật nào trong khoảng 0,8m ở 2 bên máng trượt.
+ Đối với những đoạn cong gấp của máng trượt hình máng, cần có thêm lưới an toàn.
+ Ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến máng trượt cũng có thể nhìn thấy vật phía trước ở khoảng cách 15m.
- Yêu cầu kỹ thuật riêng đối với xe trượt:
+ Xe trượt phải được đánh số thứ tự.
+ Xe trượt phải tự động trượt được ở bất kỳ đoạn nào trên hệ thống máng trượt nếu ở trạng thái không phanh.
+ Phanh xe phải bảo đảm sao cho có thể dừng xe trượt ở bất kỳ vị trí nào trên hệ thống máng trượt.
+ Khi phanh xe ở tốc độ cao, khoảng cách từ lúc phanh cho đến khi xe dừng hẳn không được quá 8m đối với trường hợp không chuyển độ dốc và không được quá 13m đối với trường hợp chuyển độ dốc.
+ Phía trước của xe trượt phải có bộ phận chống va đập.
+ Phải có cơ cấu an toàn để xe luôn nằm trong quỹ đạo máng trượt trong quá trình vận hành.
+ Phải có dây đai an toàn cho người trên xe trượt.
Yêu cầu kỹ thuật đối với máng trượt sử dụng xe trượt trong khu vui chơi giải trí theo quy định QCVN 35:2019/BLĐTBXH ra sao?
Yêu cầu đối với nhân viên làm việc theo QCVN 35:2019/BLĐTBXH ra sao?
Căn cứ theo Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 35:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với hệ thống máng trượt dùng trong công trình vui chơi công cộng quy định về yêu cầu đối với nhân viên làm việc như sau:
- Phải bố trí đủ nhân viên bảo đảm vận hành an toàn hệ thống máng trượt. Nhân viên phải tuân thủ quy định đối với vận hành máng trượt để đảm bảo an toàn.
- Trước khi tiến hành công việc liên quan đến máng trượt, nhân viên phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ theo quy định của pháp luật.
- Phải chỉ định cán bộ an toàn, phụ trách công việc quản lý an toàn máng trượt.
Đối với cứu hộ cũng cần đảm bảo quy định theo QCVN 35:2019/BLĐTBXH như sau: Đơn vị sử dụng, kinh doanh máng trượt phải có phương án cứu hộ khi cần thiết; phải trang bị các trang thiết bị sơ cứu và phải có ít nhất một nhân viên được huấn luyện về sơ cấp cứu.
Đặt biển hiệu, biển báo cho hoạt động máng trượt tại khu vui chơi như thế nào đạt chuẩn QCVN 35:2019/BLĐTBXH?
Căn cứ theo tiểu mục 2.5 Mục 2 QCVN 35:2019/BLĐTBXH có quy định về đặt biển hiệu và ký hiệu như sau:
- Tại lối vào của máng trượt phải đặt biển hiệu, trong đó phải bao gồm những nội dung:
+ Máng trượt là công trình vui chơi giải trí;
+ Người chơi phải tuân thủ các quy định về an toàn;
+ Khoảng cách nhỏ nhất giữa các xe trượt là 15m;
+ Người chơi phải tuân thủ quy tắc vận hành máng trượt, tuân theo sự chỉ dẫn và khuyến cáo của nhân viên phụ trách;
+ Những người sau không được sử dụng máng trượt: mắc bệnh truyền nhiễm, cao huyết áp, bệnh tim, động kinh, say rượu, phụ nữ có thai, người khiếm khuyết, trẻ em cao dưới 1,3m;
+ Không được ngồi quá số người so với thiết kế ban đầu của xe trượt;
+ Khi xe trượt đi vào đoạn đường cong, người chơi không được đu người sang 2 bên mà phải hướng trọng tâm của mình vào phía trong đường cong;
+ Người chơi phải thắt dây an toàn khi tham gia máng trượt.
Trước đoạn sườn dốc 10m, phải có biển báo xuống dốc.
- Khi cách 10m đối với đường cong, đường ngoặt gấp khúc liên tiếp, phải có biển báo và biển yêu cầu giảm tốc độ xe trượt.
- Trạm cuối máng trượt phải có biển báo kết thúc và yêu cầu dừng xe.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?