YEP là gì? Công ty có phải tổ chức YEP cho người lao động không?

Thuật ngữ YEP là gì? Công ty có phải tổ chức YEP cho người lao động không? Hiện nay Nhà nước có chính sách gì về lao động?

YEP là gì?

Year End Party (YEP) là một sự kiện quan trọng tổ chức vào cuối năm và đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá doanh nghiệp. Đây là dịp để lãnh đạo công ty biểu dương nhân viên, đối tác và các khách hàng; đồng thời tổng kết một năm làm việc hiệu quả với sự đoàn kết và nỗ lực của toàn thể nhân viên. YEP là thời điểm “vàng” để mọi người cùng nhau giao lưu, chia sẻ tâm tư và nguyện vọng với mục đích phấn đấu cho năm kế tiếp, do đó đây là sự kiện gắn kết hấp dẫn và được mong chờ nhất năm.

Year End Party còn mang ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cải thiện môi trường làm việc. Việc tổ chức một buổi tiệc cuối năm hoành tráng và chu đáo thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đến đời sống tinh thần của nhân viên, đồng thời là cơ hội để tri ân sự đóng góp của từng cá nhân. Từ đó, Year End Party trở thành một hoạt động không thể thiếu trong văn hóa công ty, góp phần gắn kết và thúc đẩy hiệu suất làm việc của toàn bộ đội ngũ.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

YEP là gì? Công ty có phải tổ chức YEP cho người lao động không?

YEP là gì? Công ty có phải tổ chức YEP cho người lao động không?

Công ty có phải tổ chức YEP cho người lao động không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo đó, công ty không có nghĩa vụ tổ chức YEP cho người lao động, việc tổ chức mang tính tự nguyện, khuyến khích chứ không bắt buộc.

Hiện nay Nhà nước có chính sách gì về lao động?

Căn cứ tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chính sách của Nhà nước về lao động như sau:

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

- Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

- Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

- Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

- Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Year End Party
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Year End Party có ý nghĩa gì? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
Lao động tiền lương
YEP là gì? Công ty có phải tổ chức YEP cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Year End Party là gì? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Year End Party không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Year End Party
68 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào