Xử lý hình sự đối với hành vi mua bán khống giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Xử lý hình sự đối với hành vi mua bán khống giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Như vậy, người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc phải nộp lại số tiền đã chiếm đoạt.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 trong trường hợp làm giả hồ sơ hay làm sai lệch nội dung hồ sơ nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, người lao động còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
(1) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Người thực hiện một trong các hành vi chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
- Gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Tham ô tài sản", "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản"
(2) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
- Hành vi có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp,
- Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 100 - dưới 500 triệu đồng với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
- Tái phạm nguy hiểm
(3) Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
- Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
Sẽ xử lý hình sự đối với hành vi mua bán khống giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cần giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Hiện nay, giấy chứng nhận nghỉ việc được dùng để xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động dùng cho các mục đích như điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản và chăm con ốm làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định. Tuy nhiên, loại giấy này chỉ được cấp theo quy định của Bộ Y tế.
Theo quy định tại Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, các trường hợp cần giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Trường hợp điều trị ngoại trú (Quy định tại mục 2.1.2 khoản 2 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019)
- Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai điều trị ngoại trú (Quy định tại điểm b mục 2.2.1 khoản 2 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019)
- Trường hợp lao động nữ sinh con khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định điều trị ngoại trú (Quy định tại điểm đ2 mục 2.2.2 khoản 2 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019).
Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phải được cấp bởi cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động. Đồng thời, người làm việc tại cơ sở này ký giấy chứng nhận hợp lệ khi được thực hiện theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh đó;
- Giấy chứng nhận đảm bảo phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Người lao động nghỉ việc được cấp giấy chứng nhận phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?