Xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào?
Xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định như sau:
Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Theo quy định trên, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp cho công dân, bao gồm Sở Tư pháp và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Trong phần lớn các trường hợp, nếu công dân có địa chỉ cư trú rõ ràng và ổn định thường sẽ đến Sở Tư pháp tại tỉnh nơi mình sinh sống để thực hiện thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Việc xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh cư trú không chỉ đảm bảo rằng thông tin cá nhân được ghi nhận một cách chính xác và đầy đủ, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Do đó, công dân có nhu cầu xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có thể đến Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ số 9 Tôn Đức Thắng, Phú Nhuận, Huế, Thành phố Huế để thực hiện.
Xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào?
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có những nội dung sau đây:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung về thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Mức phí khi làm lý lịch tư pháp hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC quy định mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp như sau:
STT | Nội dung thu | Mức thu (đồng/lần/người) |
1 | Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp | 200.000 |
2 | Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ). | 100.000 |
Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp xin cấp trên 02 Phiếu trong một lần, từ Phiếu thứ 3 trở đi, tổ chức thu phí sẽ thu thêm 5.000 đồng cho mỗi Phiếu để bù đắp chi phí in ấn.
Bên cạnh đó, theo Điều 5 Thông tư 244/2016/TT-BTC, những trường hợp dưới đây sẽ được miễn phí khi yêu cầu cấp lý lịch tư pháp:
- Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.
- Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.
- Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg.
- Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức tăng lương cơ sở cao hơn mức 2,34 triệu đồng áp dụng trong những bảng lương nào nếu tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn?
- Lý do tăng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng lên mức mới đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT không diễn khi áp dụng bảng lương mới sau năm 2026?
- Tại sao người lao động được hoàn thuế TNCN?