Vũ khí thể thao là gì? Quân đội nhân dân có được trang bị vũ khí thể thao không?

Vũ khí thể thao là những loại vũ khí nào? Quân đội nhân dân có được trang bị vũ khí thể thao không?

Vũ khí thể thao là gì?

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định thì vũ khí thể thao gồm:

- Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay, đạn sử dụng cho các loại súng này thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành được trang bị, sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao;

- Vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 dùng để luyện tập, thi đấu thể thao;

- Linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm a khoản này bao gồm: thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa.

Vũ khí thể thao là gì? Quân đội nhân dân có được trang bị vũ khí thể thao không?

Vũ khí thể thao là gì? Quân đội nhân dân có được trang bị vũ khí thể thao không? (Hình từ Internet)

Quân đội nhân dân có được trang bị vũ khí thể thao không?

Theo Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định:

Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
e) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
g) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
2. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Theo đó Quân đội nhân dân thuộc đối tượng được trang bị vũ khí thể thao. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân.

Vận chuyển vũ khí thể thao như thế nào?

Theo Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định:

Vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao
1. Việc vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có giấy phép hoặc mệnh lệnh vận chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao nguy hiểm phải sử dụng phương tiện chuyên dùng và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy;
d) Không được chở vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao và người trên cùng một phương tiện, trừ người điều khiển phương tiện và người áp tải;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao ở nơi đông người, khu vực dân cư, cửa hàng xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố mà không đủ lực lượng bảo vệ thì người điều khiển phương tiện, người áp tải phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết.
2. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ, người điều khiển phương tiện và người áp tải; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; thời gian vận chuyển, nơi đi, nơi đến, tuyến đường vận chuyển;
b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao có thời hạn 30 ngày;
đ) Trường hợp vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao bằng nhiều phương tiện giao thông cùng loại trong một chuyến thì chỉ cấp 01 giấy phép vận chuyển; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện giao thông thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện 01 giấy phép vận chuyển.
...

Theo đó việc vận chuyển vũ khí thể thao phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Phải có giấy phép hoặc mệnh lệnh vận chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền;

- Bảo đảm bí mật, an toàn;

- Vận chuyển vũ khí thể thao nguy hiểm phải sử dụng phương tiện chuyên dùng và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy;

-Không được chở vũ khí thể thao và người trên cùng một phương tiện, trừ người điều khiển phương tiện và người áp tải;

- Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vũ khí thể thao ở nơi đông người, khu vực dân cư, cửa hàng xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố mà không đủ lực lượng bảo vệ thì người điều khiển phương tiện, người áp tải phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết.

Lưu ý: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào