Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp nào?
Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp nào?
Căn cứ Điều 58 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Kiểm sát viên;
c) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
d) Điều tra viên;
đ) Kiểm tra viên.
2. Các công chức khác, viên chức và người lao động khác.
3. Ở Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, người lao động khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và các quân nhân khác.
Như vậy, Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp như Viện kiểm sát nhân dân gồm:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Kiểm sát viên;
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
- Điều tra viên;
- Kiểm tra viên.
Viện kiểm sát quân sự có các chức danh tư pháp nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát quân sự thuộc về ai?
Căn cứ Điều 60 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định:
a) Điều động, luân chuyển công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân. Khi cần thiết thì điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:
a) Điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự không cùng quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Biệt phái Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức của Viện kiểm sát quân sự đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Tư lệnh quân khu và tương đương quyết định điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự trực thuộc quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Như vậy, Tư lệnh quân khu và tương đương luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát quân sự.
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 69 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát quân sự; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên các ngạch Viện kiểm sát quân sự;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát quân sự; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực; Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm tra viên các ngạch Viện kiểm sát quân sự;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?