Viên chức y tế nghỉ phép năm có được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hay không?
Viên chức y tế nghỉ phép năm có được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm không?
Căn cứ tiểu mục b Mục 1 Công văn 6608/BYT-TCCB năm 2005 có quy định như sau:
1. Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng:
...
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người:
- Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thu hở có mùi hôi thối ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc ung thư của bệnh viện đa khoa;
- Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);
- Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tủy;
...
- Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.
Đồng thời tại tiết a tiểu mục 3 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV có quy định về mức phụ cấp và cách tính trả phụ cấp đối với viên chức y tế như sau:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ PHỤ CẤP
...
3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
a) Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, đối với phụ cấp độc hại nguy hiểm chỉ áp dụng cho viên chức y tế trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, điều trị chăm sóc bệnh nhân, làm công tác kiểm nghiệm.
Trường hợp nghỉ phép không thực hiện công việc nêu trên thì khoảng thời gian nghỉ phép năm sẽ không được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm này.
Viên chức y tế (Hình từ Internet)
Viên chức y tế nghỉ phép năm có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay không?
Theo Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV có quy định như sau:
MỨC PHỤ CẤP VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
...
2. Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc:
...
d) Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:
Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;
Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;
Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;
Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;
Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;
Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;
Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;
Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;
Tổ trưởng các ngành còn lại.
Và theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Thông tư 05/2005/TT-BNV có nêu như sau:
KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ PHỤ CẤP
...
2. Cách chi trả phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Theo đó, đối với phụ cấp trách nhiệm công việc nếu viên chức y tế không làm công việc từ một tháng trở lên thì sẽ không được hưởng phụ cấp.
Khoảng thời gian nào sẽ không được tính vào việc hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC có quy định như sau:
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế
1. Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
2. Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;
3. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
4. Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
5. Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.
6. Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.
Như vậy, trường hợp viên chức nghỉ phép năm là nghỉ việc có hưởng lương. Vì thế, số ngày nghỉ phép năm của viên chức vẫn được tính phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?