Viên chức tinh giản biên chế không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà thôi việc ngay thì có được hưởng trợ cấp không?
Viên chức tinh giản biên chế không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà thôi việc ngay thì có được hưởng trợ cấp không?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách thôi việc
1. Chính sách thôi việc ngay
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 5 Nghị định này nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
...
Như vậy, viên chức tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà thôi việc ngay thì có thể được hưởng trợ cấp.
Lưu ý: Viên chức phải thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Viên chức tinh giản biên chế không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà thôi việc ngay thì có được hưởng trợ cấp không? (Hình từ Internet)
Viên chức sẽ chưa thực hiện tinh giản biên chế trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Như vậy, viên chức sẽ chưa thực hiện tinh giản biên chế trong những trường hợp sau:
- Viên chức đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp viên chức tự nguyện tinh giản biên chế.
- Viên chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Những đối tượng sẽ không thực hiện tinh giản biên chế là những đối tượng nào?
Căn cứ theo Công văn 2992/BNV-TCBC năm 2024 hướng dẫn về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
1. Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ, chính sách tinh giản biên chế và trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2024 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2023/NĐ-CP).
2. Trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý các trường hợp sau:
a) Không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp sau: (1) chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã; (2) công chức, viên chức có 02 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế; (3) chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường; (4) công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (5) người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ (trừ người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập),...
...
Như vậy, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ thì có 05 trường hợp không thực hiện tinh giản biên chế trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế bao gồm:
- Trường hợp chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã;
- Công chức, viên chức có 02 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế;
- Chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường;
- Công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP (trừ người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập).
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?