Viên chức nghỉ thai sản trong thời gian tập sự có bị mất việc?
Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc khi nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 115/2020/NĐ-CP tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có quy định về chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức tập sự như sau:
- Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và báo cáo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
- Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc được đơn vị sự nghiệp công lập trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Nghỉ thai sản trong thời gian tập sự có bị mất việc? (Hình từ Internet)
Chế độ thai sản của viên chức được quy định như thế nào?
Chế độ thai sản của viên chức cũng giống với chế độ thai sản của người lao động nữ. Vậy nên theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019, nêu rõ về chế độ nghỉ thai sản:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 quy định lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Nghỉ thai sản trong thời gian tập sự có bị mất việc?
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về chế độ tập sự
Chế độ tập sự
…
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Đối chiếu theo các quy định của pháp luật thì vợ bạn hoàn toàn có đủ các điều kiện để được hưởng thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 không phân biệt vợ bạn đã là viên chức chính thức hay viên chức tập sự. Và vợ bạn chỉ bị mất việc khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Trong trường hợp viên chức nữ hoàn toàn không vi phạm bất cứ khoản nào thuộc Điều 25 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về các trường hợp châm dứt hợp đồng làm việc với người tập sự, từ đó cho thấy việc viên chức nghỉ sinh liên tiếp trong thời gian tập sự đương nhiên không bị mất việc và hoàn toàn không ảnh hưởng đến thời gian tập sự.
Viên chức tập sự sẽ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019.
Tuy nhiên, trong thời gian tập sự mà viên chức nghỉ sinh con thì thời gian nghỉ sinh đó không được tính vào thời gian tập sự. Viên chức sẽ phải hoàn thành nốt thời gian tập sự còn thiếu trong khoảng thời gian nghỉ sinh.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?