Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp khi đủ điều kiện gì?
Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp khi đủ điều kiện gì?
Theo Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT quy định viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính.
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Đáp ứng các yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT).
Viên chức được đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp khi đủ điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Giảng viên cao cấp thực hiện những công việc cụ thể nào?
Theo Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí việc làm giảng viên cao cấp như sau:
Giảng dạy:
- Công việc cụ thể:
+ Giảng dạy; hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; chủ trì hoặc tham gia các hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
+ Hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập.
+ Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
+ Hoàn thành định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học;
+ Kết quả cụ thể.
Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn
- Công việc cụ thể
+ Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học; định hướng nghiên cứu khoa học cho khoa, nhóm chuyên môn;
+ Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức và trình bày báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học. Chủ trì hoặc tham gia nghiệm thu và công bố các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của khoa và chuyên ngành; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
+ Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
+ Mỗi năm học tối thiểu phải hoàn thành một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành.
Quản lý và phục vụ
- Công việc cụ thể:
+ Chủ trì xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của chuyên ngành; đề xuất phương hướng, biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành; chủ động cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học.
+ Tổ chức hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của người học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng.
+ Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của ngành;
+ Tham gia các hoạt động khác theo quy đinh, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
+ Chương trình được nghiệm thu đưa vào giảng dạy
+ Hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu công việc
Nhiệm vụ khác
- Công việc cụ thể: Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Hướng tới tiêu chí luôn tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động.
Giảng viên cao cấp có phạm vi quyền hạn ra sao?
Theo Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ giảng viên cao cấp có thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao;
- Được đánh giá người học;
- Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao;
- Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?