Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước có phải đền bù chi phí đào tạo?

Cho tôi hỏi viên chức đã vô biên chế đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc phải báo trước bao nhiêu ngày? Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước có phải đền bù chi phí đào tạo? Câu hỏi của chị Trúc (Cà Mau).

Viên chức đã vô biên chế đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc phải báo trước bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
...
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.

Theo đó,

- Đối với viên chức nhà nước làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cần báo cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trước ít nhất 45 ngày.

Trong trường hợp viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

- Trường hợp viên chức làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn thì tùy theo trường hợp theo quy định vừa nêu trên mà thời gian báo trước sẽ là 03 ngày hoặc 30 ngày.

Đối với trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục thì sẽ phải báo trước 03 ngày.

Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước có phải đền bù chi phí đào tạo?

Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước có phải đền bù chi phí đào tạo? (Hình từ Internet)

Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước có phải đền bù chi phí đào tạo?

Theo nội dung trên, nếu viên chức không thuộc các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không đáp ứng các điều kiện về thời gian báo trước thì sẽ bị coi là nghỉ việc trái luật.

Khi đó, viên chức có thể phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 35 Luật Viên chức 2010:

Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng
1. Viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương.
3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có quy định:

Đền bù chi phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
2. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.

Như vậy, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không đảm bảo về thời gian báo trước thì viên chức phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định trên.

Viên chức có được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước?

Nếu viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Viên chức 2010 như sau:

Chế độ thôi việc
...
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.

Bên cạnh đó, tại Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định:

Giải quyết thôi việc đối với viên chức
1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Như vậy, viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước.

Chấm dứt hợp đồng làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng hình thức nào?
Lao động tiền lương
6 trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian được cử đi đào tạo thì có phải bồi thường không?
Lao động tiền lương
Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải báo trước bao lâu?
Lao động tiền lương
Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước có phải đền bù chi phí đào tạo?
Lao động tiền lương
Viên chức có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc xác định thời hạn không?
Lao động tiền lương
Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự?
Lao động tiền lương
Sửa đổi trường hợp chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự viên chức theo quy định mới nhất là gì?
Lao động tiền lương
Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc xác định thời hạn phải báo trước mấy ngày?
Lao động tiền lương
Đã là viên chức thì có bị chấm dứt hợp đồng làm việc hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chấm dứt hợp đồng làm việc
723 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chấm dứt hợp đồng làm việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào