Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm có điều kiện chung về xét thăng hạng như thế nào?
Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm có điều kiện chung về xét thăng hạng như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BTP quy định quy định tiêu chuẩn, điều kiện chung về xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm
- Đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 10/2024/TT-BTP như:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
+ Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc; tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính, nội quy, quy chế của cơ quan; tôn trọng, không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
+ Có tinh thần hợp tác, tạo thuận lợi cho đồng nghiệp, cá nhân khác hoặc tổ chức khác trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trong cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
+ Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường công tác và môi trường cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
+ Tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp.
Tiêu chuẩn chung về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
+ Tốt nghiệp đại học trở lên các ngành thuộc lĩnh vực pháp luật.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Đăng ký biện pháp bảo đảm theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp.
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Trung tâm Đăng ký về việc tham dự kỳ xét thăng hạng trong trường hợp viên chức tại Trung tâm Đăng ký đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp vượt quá số lượng hoặc vượt quá cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp quy định tại Đề án vị trí việc làm của Trung tâm Đăng ký đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong trường hợp xét theo nhu cầu của Trung tâm Đăng ký.
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung khác theo quy định liên quan của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm có điều kiện chung về xét thăng hạng như thế nào? (Hình từ Internet)
Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 3 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện những công việc cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục II danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:
Nhiệm vụ, Mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản | Tham gia xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, văn bản, đề án trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm. |
Hướng dẫn | Tham gia hướng dẫn, trả lời, tư vấn khách hàng về thẩm quyền đăng ký, về kê khai theo hình thức, nội dung đăng ký; pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. |
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | 1. Tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của đơn yêu cầu đăng ký/cung cấp thông tin/thay đổi thông tin/xóa giao dịch tài sản gửi đến đơn vị. 2. Nhập thông tin đơn yêu cầu đăng ký vào hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký giao dịch, tài sản và tra cứu thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu. 3. Cấp giấy chứng nhận kết quả đăng ký thành công hoặc ra văn bản từ chối kết quả đăng ký đối với hình thức đăng ký trực tuyến. 4. Tiếp nhận, xử lý văn bản yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông. |
Phối hợp thực hiện | Tham gia góp ý đề án, chương trình và văn bản, công việc khác về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc các văn bản khác khi được phân công. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | 1. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công 2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao. |
Đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 3 có quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục II danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
4.1 | Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao |
4.2 | Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị |
4.3 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao |
4.5 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng đơn vị |
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?