Viên chức có hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý như thế nào?
Hành vi nào của viên chức được xem là hành vi tham nhũng hiện nay?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Theo Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định về các hành vi tham nhũng như sau:
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Viên chức có hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý như thế nào?
(Hình từ Internet)
Viên chức có hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý như thế nào?
Viên chức có hành vi tham nhũng đầu tiên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội quy định tại Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung tại Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 57 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:
Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Theo đó, viên chức có hành vi tham nhũng sẽ bị cơ quan, tổ chức áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Nếu là viên chức quản lý thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý.
Ngoài ra, theo điểm c khoản 1 Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
...
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
...
Theo đó, người có hành vi tham nhũng còn không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
Thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi tham nhũng như thế nào?
Theo Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tổ chức họp kiểm điểm;
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện khoản 1 Điều này.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Và quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Quyết định kỷ luật viên chức
...
2. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
...
Theo đó, trường hợp viên chức đã bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì người có thẩm quyền kỷ luật viên chức sẽ ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc ngay trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản án của Tòa
Người có thẩm quyền kỷ luật viên chức không cần phải tiến hành tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hội đồng kỷ luật nữa.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức có hành vi tham nhũng như thế nào?
Theo Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật như sau:
- Đối với viên chức quản lý: người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử: cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với viên chức biệt phái: người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.
- Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật: thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.
- Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân: thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?