Viên chức có bị chậm tăng lương khi sinh con thứ ba không?
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật viên chức?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, viên chức có thể bị kỷ luật bằng các hình thức sau:
- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
- Đối với viên chức quản lý: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Viên chức có bị chậm tăng lương khi sinh con thứ ba không? (Hình từ Internet)
Viên chức sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật không?
Căn cứ khoản 9 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
...
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Theo đó, viên chức sinh con thứ ba sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm quy định về dân số, hôn nhân và gia đình.
Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh Dân số 2003 (được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12) quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP) quy định về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, cụ thể như sau:
Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Theo đó không phải mọi trường hợp viên chức sinh con thứ ba đều bị xử lý kỷ luật. Nếu viên chức sinh con thứ ba thuộc 01 trong 07 trường hợp đặc biệt nêu trên thì sẽ không bị xử lý kỷ luật.
Viên chức có bị chậm tăng lương khi sinh con thứ ba không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định về tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
a) Đối với cán bộ, công chức:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
b) Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
...
Theo đó một trong những điều kiện để nâng bậc lương thường xuyên đối với viên chức là không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định về thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:
Trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:
a) Kéo dài 12 tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
b) Kéo dài 06 tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
- Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.
c) Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
d) Trường hợp vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
đ) Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.
e) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này.
...
Theo đó thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên đối với viên chức như sau:
Thời gian chậm tăng lương | Viên chức |
12 tháng | Bị cách chức (bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng). |
06 tháng | - Bị cảnh cáo (đã bị khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng). - Bị đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm. Nếu thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ bị kéo dài 06 tháng. |
03 tháng | Bị khiển trách |
Viên chức bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong các tiêu chí nêu tại Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau:
Viên chức không phải quản lý | Viên chức quản lý |
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hoá. - Chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả trên 50% tiêu chí theo hợp đồng làm việc đã ký kết. - Bị kỷ luật vì có vi phạm khi thực thi nhiệm vụ trong năm đánh giá. | - Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hoá. - Chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả trên 50% tiêu chí theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao. - Đơn vị, lĩnh vực phụ trách hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoặc bị xử lý liên quan tham ô, tham nhũng, lãng phí. - Bị kỷ luật vì có vi phạm khi thực thi nhiệm vụ trong năm đánh giá. |
Như vậy, nếu viên chức sinh con thứ ba thuộc trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con thì sẽ không bị chậm tăng lương.
Nếu công chức sinh con thứ ba vi phạm quy định sinh một hoặc hai con thì tuỳ vào tính chất, mức độ vi phạm của viên chức mà khi sinh con thứ 3, các đối tượng này có thể bị chậm tăng lương từ 03 tháng - 01 năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức lương cơ sở 2025: Chính phủ đề xuất tiếp tục tăng khi đáp ứng được điều kiện gì về tình hình kinh tế xã hội?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?