Viên chức chuyên ngành an toàn thông tin phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Hiện nay có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp viên chức an toàn thông tin?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT có quy định như sau:
Mã số các chức danh nghề nghiệp
1. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành an toàn thông tin, bao gồm:
a) An toàn thông tin hạng I - Mã số V.11.05.09
b) An toàn thông tin hạng II - Mã số V.11.05.10
c) An toàn thông tin hạng III- Mã số V.11.05.11
d) An toàn thông tin hạng IV- Mã số V.11.05.12
2. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, bao gồm:
a) Công nghệ thông tin hạng I - Mã số V. 11.06.12
b) Công nghệ thông tin hạng II - Mã số V. 11.06.13
c) Công nghệ thông tin hạng III- Mã số V. 11.06.14
d) Công nghệ thông tin hạng IV- Mã số V. 11.06.15
Theo đó thì có 4 chức danh nghề nghiệp viên chức an toàn thông tin, cụ thể:
- An toàn thông tin hạng I - Mã số V.11.05.09
- An toàn thông tin hạng II - Mã số V.11.05.10
- An toàn thông tin hạng III- Mã số V.11.05.11
- An toàn thông tin hạng IV- Mã số V.11.05.12
Viên chức chuyên ngành an toàn thông tin phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT, khoản 3 Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT, khoản 3 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT, khoản 3 Điều 8 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT, có quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức chuyên ngành an toàn thông tin theo các chức danh như sau:
An toàn thông tin hạng I, hạng II, hạng III
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các ngành đào tạo về công nghệ thông tin hoặc các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin.
An toàn thông tin hạng IV
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên các ngành đào tạo về công nghệ thông tin hoặc các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin.
* Cụ thể các ngành đào tạo về công nghệ thông tin hoặc các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin được nêu tại Điều 2 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT như sau:
- Các ngành đào tạo về công nghệ thông tin, bao gồm:
Sư phạm tin học, toán ứng dụng, toán tin, đảm bảo toán học cho máy tính và hệ thống tính toán, điện tử và tin học, công nghệ truyền thông và các ngành thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Các ngành gần đào tạo về công nghệ thông tin bao gồm:
Điện tử - Viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Hệ thống thông tin quản lý; Kỹ thuật điện tử - viễn thông; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Cơ sở toán học cho tin học.
Viên chức chuyên ngành an toàn thông tin phải có trình độ như thế nào?
Chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin được sắp xếp lương thực hiện theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT có quy định về nguyên tắc xếp lương:
Nguyên tắc xếp lương
1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đảm nhận của viên chức.
2. Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Như vậy thì việc xếp lương cho chức danh nghề nghiệp an toàn thông tin cần phải tuân thủ theo 02 nguyên tắc sau:
- Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành an toàn thông tin quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đảm nhận của viên chức.
- Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành an toàn thông tin tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Đồng thời tại Điều 15 Thông tư 08/2022/TT-BTTTT có quy định về cách xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành an toàn thông tin như sau:
- Chức danh an toàn thông tin hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) có 6 bậc, từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Chức danh an toàn thông tin hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Chức danh an toàn thông tin hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh an toàn thông tin hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV thì mức lương của an toàn thông tin được tính như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
Hiện nay: căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng;
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?