Viên chức chuyển công tác đến cơ quan khác có cần chấm dứt hợp đồng làm việc hiện tại hay không?
Viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác có cần chấm dứt hợp đồng làm việc tại cơ quan, đơn vị hiện tại hay không?
Chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác còn được quy định tại Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV như sau:
Chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác
1. Khi viên chức chuyển đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp đang làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Trường hợp viên chức được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác thì không thực hiện việc tuyển dụng mới và không giải quyết chế độ thôi việc
2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản".
Như vậy trước khi chuyển qua đơn vị mới, viên chức cần phải chấm dứt hợp đồng làm việc với và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định với đơn vị sự nghiệp đang làm việc.
Việc chấm dứt hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản được chia ra làm hai bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc và mỗi bên giữ một bản.
Thủ tục dành cho viên chức chuyển công tác đến đơn vị sự nghiệp công lập khác bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Viên chức được chuyển công tác qua đơn vị sự nghiệp khác như thế nào?
Theo Điều 23 Luật Viên chức 2010 quy định như sau
Phương thức tuyển dụng
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định như sau:
Điều kiện xét tuyển đặc cách
1. Căn cứ nhu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP đối với các trường hợp sau:
a) Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP hiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
...
Theo Điều 22 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Như vậy, việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Như vậy có hai phương thức để viên chức đang làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập này, muốn thay đổi nơi làm việc, sang làm việc ở một đơn vị sự nghiệp công lập khác là:
- Thôi việc theo nguyện vọng, chấm dứt hợp đồng làm việc ở đơn vị sự nghiệp này, rồi thi tuyển vào đơn vị sự nghiệp khác. Nếu trúng tuyển thì được ký kết hợp đồng làm việc.
- Xin chuyển công tác từ đơn vị sự nghiệp này sang đơn vị sự nghiệp khác. Được đơn vị đang làm việc đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc. Được đơn vị nơi chuyển đến đồng ý tiếp nhận theo hình thức xét tuyển, hoặc xét tuyển đặc cách và ký kết hợp đồng làm việc.
Như vậy, viên chức chuyển đến cơ quan, đơn vị mới phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc và khi viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập mới tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển, hoặc xét tuyển, hoặc xét tuyển đặc cách phải ký kết hợp đồng làm việc.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp mới có nghĩa vụ gì khi viên chức chuyển công tác qua đơn vị?
Theo Điều 15 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định như sau:
Ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức khi chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới
Khi viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với viên chức và thực hiện chế độ tiền lương phù hợp trên cơ sở căn cứ vào năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của viên chức.
Theo đó, khi viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với viên chức.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp phải thực hiện chế độ tiền lương phù hợp trên cơ sở căn cứ vào năng lực, trình độ đào tạo, quá trình công tác, diễn biến tiền lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội của viên chức.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?