Việc xây dựng kế hoạch lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được thực hiện thế nào?
- Việc xây dựng kế hoạch lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được thực hiện thế nào?
- Nội dung chính kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là gì?
- Cơ quan nào chuẩn bị đội ngũ giảng viên để thực hiện lộ trình đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên?
Việc xây dựng kế hoạch lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được thực hiện thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1. Căn cứ vào định hướng, mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của cả nước, địa phương, nhu cầu sử dụng giáo viên và chỉ tiêu cần đạt quy định tại các điều 4, 5 và 6 Nghị định này, việc xây dựng kế hoạch được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030.
2. Xây dựng kế hoạch:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm;
b) Hàng năm, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch, gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) ban hành kế hoạch và gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục - Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo);
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm do Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, đề xuất trên cơ sở kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kế hoạch về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, theo dõi và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, việc xây dựng kế hoạch lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được thực hiện như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030.
Việc xây dựng kế hoạch lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung chính kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
...
3. Nội dung chính của kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm bao gồm:
a) Mục tiêu, nguyên tắc, cách thức chọn cử giáo viên tham gia đào tạo;
b) Xác định lộ trình; số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở phải thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn từng năm và cả lộ trình;
c) Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện kế hoạch.
4. Kế hoạch thực hiện lộ trình 5 năm giai đoạn 2020 - 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải được ban hành trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Kế hoạch thực hiện năm 2020 của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được ban hành trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; kế hoạch của các năm tiếp theo phải được ban hành trước ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề với năm thực hiện.
Theo đó, nội dung chính kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là:
- Mục tiêu, nguyên tắc, cách thức chọn cử giáo viên tham gia đào tạo;
- Xác định lộ trình; số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở phải thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn từng năm và cả lộ trình;
- Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện kế hoạch.
Cơ quan nào chuẩn bị đội ngũ giảng viên để thực hiện lộ trình đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo giáo viên
1. Chuẩn bị các điều kiện về chương trình, tài liệu, học liệu; cơ sở vật chất, trang thiết bị; đội ngũ giảng viên để thực hiện lộ trình đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên.
2. Thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh; hình thức tuyển sinh; thời gian tuyển sinh; thời gian đào tạo; chương trình, hình thức đào tạo; chuẩn đầu ra; điều kiện thực hiện đào tạo; chi phí đào tạo/người để các địa phương lựa chọn giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
3. Đảm bảo chất lượng đào tạo và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về chất lượng đào tạo do đơn vị thực hiện.
Theo đó, cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm chuẩn bị đội ngũ giảng viên để thực hiện lộ trình đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên.








- Toàn bộ Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là gì?
- Bộ Tài chính chính thức quyết định không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với CCVC và người lao động nếu xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ có đúng không?
- Chính thức bỏ lương cơ sở, chuyển xếp lương cũ sang lương mới chiếm 70% tổng quỹ lương đảm bảo cao hơn lương hiện hưởng hay vẫn giữ nguyên mức lương cũ?
- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Ngày đại lễ nào của Việt Nam mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương?