Việc quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Việc quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý cán bộ
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất trong công tác cán bộ:
1. Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là tập thể Ban Cán sự đảng, có sự thống nhất với Đảng ủy cơ quan và cấp ủy địa phương.
2. Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định mọi nội dung trong công tác cán bộ.
3. Viện trưởng đề xuất nội dung, tập thể Ban Cán sự đảng, cấp ủy đơn vị thảo luận dân chủ và quyết nghị theo đa số; Viện trưởng ban hành quyết định và tổ chức thực hiện.
4. Cá nhân đề xuất, cơ quan tham mưu thẩm định, tập thể quyết định và chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định, quyết định của mình.
Theo đó, việc quản lý công chức ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất trong công tác cán bộ, cụ thể như sau:
- Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là tập thể Ban Cán sự đảng, có sự thống nhất với Đảng ủy cơ quan và cấp ủy địa phương.
- Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định mọi nội dung trong công tác cán bộ.
- Viện trưởng đề xuất nội dung, tập thể Ban Cán sự đảng, cấp ủy đơn vị thảo luận dân chủ và quyết nghị theo đa số; Viện trưởng ban hành quyết định và tổ chức thực hiện.
- Cá nhân đề xuất, cơ quan tham mưu thẩm định, tập thể quyết định và chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định và quyết định của mình.
Việc quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Công tác quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1183/2007/QĐ-VKSTC quy định như sau:
Công tác quản lý cán bộ trong Quy chế này gồm các nội dung sau:
1. Biên chế và tuyển dụng cán bộ.
2. Đánh giá cán bộ.
3. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
4. Điều động, luân chuyển cán bộ.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
6. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
7. Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.
8. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ.
9. Bảo vệ chính trị nội bộ và xây dựng, quản lý hồ sơ, dữ liệu về cán bộ.
Theo đó, công tác quản lý cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân gồm các nội dung sau:
- Biên chế và tuyển dụng cán bộ.
- Đánh giá cán bộ.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
- Điều động và luân chuyển cán bộ.
- Bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ.
- Khen thưởng và kỷ luật cán bộ.
- Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ.
- Bảo vệ chính trị nội bộ và xây dựng, quản lý hồ sơ, dữ liệu về cán bộ.
Viện Kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo mấy nguyên tắc?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này.
Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo 02 nguyên tắc chính sau:
- Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo, trong đó:
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
+ Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đồng thời, Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới và có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
- Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?