Việc làm công là gì theo Luật Việc làm mới nhất?

Theo quy định hiện hành việc làm công có nghĩa là gì theo Luật Việc làm mới nhất?

Việc làm công là gì theo Luật Việc làm mới nhất?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.
4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Theo đó, việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Việc làm công là gì theo Luật Việc làm mới nhất?

Việc làm công là gì theo Luật Việc làm mới nhất?

Người lao động nào được lựa chọn tham gia chính sách việc làm công?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Lựa chọn người lao động tham gia chính sách việc làm công
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với nhà thầu (nếu có), các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi từ dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công lựa chọn người lao động tham gia chính sách việc làm công trong danh sách người lao động đăng ký tham gia theo thứ tự ưu tiên:
1. Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Việc làm.
2. Người lao động thuộc hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
3. Người lao động cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động.

Theo quy định, thì người lao động đăng ký tham gia theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Việc làm 2013:

Đối tượng tham gia
1. Người lao động được tham gia chính sách việc làm công khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động;
b) Tự nguyện tham gia chính sách việc làm công.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công.

- Người lao động thuộc hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

- Người lao động cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động.

Người lao động tham gia chính sách làm việc công thì được hưởng những chế độ nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được hướng dẫn từ Điều 4 đến Điều 6 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công
1. Người sử dụng lao động có sử dụng lao động tham gia chính sách việc làm công phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động và bảo đảm các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2. Dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công có sự tham gia của cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các chế độ đối với người lao động.

Theo quy định trên, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động với người lao động và bảo đảm các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Ai có trách nhiệm giám sát việc thực hiện chính sách việc làm công?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Giám sát việc thực hiện chính sách việc làm công của cộng đồng
1. Cộng đồng dân cư giám sát việc sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công trên địa bàn.
2. Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát việc sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công trên địa bàn.

Theo đó, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát việc sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công trên địa bàn.

Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát việc sử dụng lao động và việc thực hiện các chế độ đối với người lao động tham gia chính sách việc làm công trên địa bàn.

Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các chế độ quy định từ Điều 4 đến Điều 6 Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH.

Đi đến trang Tìm kiếm - Việc làm công
335 lượt xem
Việc làm công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Việc làm công là gì theo Luật Việc làm mới nhất?
Lao động tiền lương
Việc làm công là gì? Ai được tham gia chính sách việc làm công?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào