Vị trí việc làm phổ biến của nghề Công nghệ sửa chữa ô tô theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm nghề gì?
Nghề Công nghệ sửa chữa ô tô theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Theo Phụ lục kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì nghề Công nghệ sửa chữa ô tô theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định như sau:
Nghề Công nghệ sửa chữa ô tô là nghề thực hiện các công việc tổ chức quá trình bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô cho khách hàng, bao gồm các công việc tư vấn khách hàng, tiếp nhận xe ô tô vào sửa chữa, tổ chức phân công nhiệm vụ sửa chữa từng hệ thống trong xe ô tô theo từng vị trí việc làm cụ thể, cuối cùng là kiểm tra sau sửa chữa và bàn giao xe cho khách hàng.
- Phạm vi và vị trí làm việc:
+ Tại các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành ôtô: làm việc tại một vị trí cụ thể, điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, cố vấn dịch vụ, đào tạo kỹ thuật viên bậc dưới tại cơ sở…
- Các nhiệm vụ chính:
+ Giao dịch với khách hàng.
+ Kiểm tra tính năng làm việc, Kiểm tra tình trạng kỹ thuật ôtô.
+ Xác định mức độ hư hỏng, tìm ra nguyên nhân và đề ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp.
+ Thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, khôi phục tính năng hoạt động an toàn, ổn định theo tiêu chuẩn kỹ thuật và đáp ứng các điều kiện lưu hành của ôtô.
+ Tư vấn kỹ thuật để lái xe hiểu rõ cách bảo quản và vận hành ôtô.
+ Học tập, nâng cao kiến thức và năng lực thực hiện công tác chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, có ý thức và tinh thần làm việc mang tính chuyên nghiệp cao.
- Điều kiện, môi trường và bối cảnh thực hiện công việc: Kỹ thuật viên nghề Công nghệ sửa chữa ô tô cần có sức khỏe tốt, đáp ứng được điều kiện làm việc nặng nhọc, tiếng ồn, môi trường ô nhiễm (khí xả, mùi xăng, dầu…), có nguy cơ cháy nổ cao… phần lớn các công việc đều nặng nhọc và nguy hiểm. Công việc có tính độc lập tương đối, vì vậy, người công nhân phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có tay nghề chuyên môn vững và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt.
- Trang thiết bị cần sử dụng của nghề:
+ Mặt bằng, nhà xưởng: Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa ôtô cần có đủ diện tích theo quy định, được thiết kế, bố trí các khu vực kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, khu vực văn phòng, nơi giao dịch, kho vật tư - phụ tùng, khu vực gia công cơ khí …một cách khoa học, an toàn, có điều kiện chiếu sáng, thông gió tốt. Đảm bảo các qui định về điều kiện môi trường như tiếng ồn, khí độc hại, chất thải công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
+ Trang thiết bị gia công cơ khí hỗ trợ: Máy khoan, máy mài, máy tiện tang trống, máy tiện đĩa phanh, máy doa, máy cắt kim loại, thiết bị hàn điện, hàn hơi, máy tiện đế van và gia công lỗ xupáp, bàn nguội.
+ Thiết bị chuyên dùng: Cầu nâng 4 trụ, cầu nâng 2 trụ, hầm bảo dưỡng, thiết bị nâng hạ, cẩu di động, palăng, bàn công tác di động, bệ thử tổng hợp, thiết bị kiểm tra đèn pha, thiết bị kiểm tra - cân chỉnh hệ thống lái và các góc đặt bánh xe, thiết bị phân tích động cơ, thiết bị phân tích khí thải động cơ xăng - động cơ điêzen, thiết bị kiểm tra công suất động cơ, thiết bị kiểm tra và làm sạch bugi, thiết bị cân bằng bánh xe, thiết bị ra - vào lốp xe, máy nạp ắc qui, thiết bị cân chỉnh bơm cao áp, thiết bị kiểm tra và cân chỉnh vòi phun, thiết bị kiểm tra góc đánh lửa sớm động cơ xăng - góc phun sớm động cơ điêzen, thiết bị chạy rà động cơ, chạy rà hộp số, dàn nắn - kéo thuỷ lực sửa chữa thân vỏ xe tai nạn, buồng sơn sấy tiêu chuẩn, máy hàn điểm và búa giật, máy nén khí....Các loại dung cụ tháo - lắp thông thường hoặc chuyên dùng. Các loại dụng cụ đo, kiểm tra dùng cho cơ khí như: thước cặp, pan me, đồng hồ so, căn lá, đồ gá chuyên dùng để kiểm tra trục khuỷu, thanh truyền, kiểm tra độ phẳng mặt máy…
Vị trí việc làm phổ biến của nghề Công nghệ sửa chữa ô tô theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm nghề gì?
Vị trí việc làm phổ biến của nghề Công nghệ sửa chữa ô tô theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm nghề gì?
Theo Phụ lục kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì các vị trí việc làm phổ biến của nghề Công nghệ sửa chữa ô tô theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định như sau:
Các vị trí việc làm phổ biến của nghề Công nghệ sửa chữa ô tô bao gồm:
- Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô cao cấp - Bậc 4: Là những người có kiến thức sâu rộng về nghề, có khả năng giao tiếp tốt, có kinh nghiệm làm việc với khách hàng, có khả năng giám sát, chỉ đạo hoạt động sửa chữa toàn bộ ô tô, có thể sửa chữa được hầu hết các hệ thống trên xe ô tô. Những người này thực hiện phân công nhiệm vụ cho các tổ/nhóm sửa chữa, quản lý kỹ thuật viên trong ca làm việc, sắp xếp và bố trí nhân lực cho từng vị trí làm việc và nghiệm thu vận hành chạy thử xe sau sửa chữa… trực tiếp triển khai tổ chức sửa chữa từ Ban giám đốc (Quản lý) doanh nghiệp (cơ sở sản xuất). Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô - Bậc 3: Là những người có kiến thức tương đối đầy đủ về nghề, có khả năng giao tiếp. Thực hiện được các công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống thuộc phần động cơ và gầm xe ô tô theo vị trí việc làm được phân công ở mức độ công việc phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức sâu về cơ cấu, hệ thống đang sửa chữa, có kỹ năng nghề nghiệp thuần thục. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Kỹ thuật viên sửa chữa trang bị điện ô tô – Bậc 3: Là những người có kiến thức tương đối đầy đủ về nghề, có khả năng giao tiếp. Thực hiện được các công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống thuộc trang bị điện trên xe ô tô theo vị trí việc làm được phân công ở mức độ công việc phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức sâu về cơ cấu, hệ thống đang sửa chữa, có kỹ năng nghề nghiệp thuần thục. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô - Bậc 2: Thực hiện được các công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống thuộc phần động cơ và gầm xe ô tô ở mức độ công việc trung bình đòi hỏi phải có kiến thức tương đối đầy đủ về cơ cấu, hệ thống đang sửa chữa, có kỹ năng nghề nghiệp tương đối thuần thục. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Kỹ thuật viên sửa chữa trang bị điện ô tô- Bậc 2: Thực hiện được các công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống thuộc trang bị điện trên xe ô tô ở mức độ công việc trung bình đòi hỏi phải có kiến thức tương đối đầy đủ về cơ cấu, hệ thống đang sửa chữa, có kỹ năng nghề nghiệp tương đối thuần thục. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Thợ bảo dưỡng ô tô cơ bản - Bậc 1: Thực hiện được các công việc chính là bảo dưỡng, sửa chữa các cơ cấu và hệ thống đơn giản của xe ô tô ở mức độ công việc đơn giản có sự chỉ dẫn của kỹ thuật viên bậc cao hơn. Người kỹ thuật viên cần có kiến thức đầy đủ về cơ cấu, hệ thống đang bảo dưỡng sửa chữa, có kỹ năng nghề nghiệp đơn giản. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô cao cấp cần đáp ứng các năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Theo Phụ lục kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô cao cấp cần đáp ứng các năng lực cơ bản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định như sau:
TT | Mã số | Tên đơn vị năng lực |
Các năng lực cơ bản | ||
1 | CB01 | Ứng xử nghề nghiệp |
2 | CB02 | Thích nghi nghề nghiệp |
3 | CB03 | Sử dụng công nghệ thông tin |
4 | CB04 | An toàn lao động |
5 | CB05 | Rèn luyện thân thể |
6 | CB06 | Đạo đức nghề nghiệp |
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?